Chỉ đạo tháo gỡ các điểm nghẽn về triển khai Đề án 06 cần phải hoàn thành những nội dung nào trong các tháng 5,6,9 năm 2023?
- Chỉ đạo tháo gỡ các điểm nghẽn phải hoàn thành trong tháng 5 để triển khai Đề án 06 gồm những nội dung nào?
- Chỉ đạo tháo gỡ các điểm nghẽn nào để triển khai Đề án 06 phải hoàn thành trong tháng 6 năm 2023?
- Chỉ đạo tháo gỡ các điểm nghẽn nào để triển khai Đề án 06 phải hoàn thành trong tháng 9 năm 2023?
Mới đây, ngày 23/5/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công văn 452/TTg-KSTT năm 2023 về việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022
Chỉ đạo tháo gỡ các điểm nghẽn phải hoàn thành trong tháng 5 để triển khai Đề án 06 gồm những nội dung nào?
Mới đây, ngày 23/5/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công văn 452/TTg-KSTT năm 2023 về việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án phát triển 06) Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022
Hoàn thành trong tháng 5/2023:
*Về thể chế:
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát và đề xuất mức phí, lệ phí thực hiện TTHC theo hướng ưu đãi khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến thuộc ngành, lĩnh vực mình, gửi Bộ Tài chính trong tháng 5/2023 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Như vậy, nhiệm vụ mà Chính phủ giao thực hiện trong tháng 5 chỉ có nội dung về thể chế được nêu trên.
Chỉ đạo tháo gỡ các điểm nghẽn về triển khai Đề án 06 cần phải hoàn thành những nội dung nào trong các tháng 5,6,9 năm 2023? (Hình internet)
Chỉ đạo tháo gỡ các điểm nghẽn nào để triển khai Đề án 06 phải hoàn thành trong tháng 6 năm 2023?
Tại Công văn 452/TTg-KSTT năm 2023 về việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án phát triển 06, Chính phủ yêu cầu:
Hoàn thành trong tháng 6/2023:
*Về thể chế:
- Trên cơ sở Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV (tháng 5/2023), giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp rà soát, xác định những văn bản quy phạm pháp luật cần điều chỉnh ngay sau khi Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) ban hành;
+ Kịp thời tham mưu, đề xuất Chương trình, Kế hoạch sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, bảo đảm việc chuyển đổi từ phương thức làm việc truyền thống sang môi trường điện tử.
*Về hạ tầng công nghệ thông tin:
- Các bộ, ngành, địa phương rà soát, đánh giá tổng thể hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, an toàn, an ninh thông tin theo văn bản hướng dẫn 1552/BTTTT-THH ngày 26/4/2022
- Bổ sung, trang bị ngay các thiết bị đầu cuối cần thiết, đề xuất đầu tư các hạng mục theo văn bản hướng dẫn nêu trên và đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ triển khai, cung cấp giải pháp bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ triển khai Đề án 06 và chuyển đổi số trong thời gian thực hiện các thủ tục liên quan đến đầu tư, thuê dịch vụ công nghệ thông tin.
*Về nguồn lực
- Các Bộ, ngành, địa phương rà soát nhu cầu đào tạo cụ thể về kỹ năng sử dụng công nghệ tin và chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ gắn với yêu cầu chuyển đổi số bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Chỉ đạo tháo gỡ các điểm nghẽn nào để triển khai Đề án 06 phải hoàn thành trong tháng 9 năm 2023?
Tại Công văn 452/TTg-KSTT năm 2023 về việc tháo gỡ các “điểm nghẽn” triển khai Đề án 06, Chính phủ yêu cầu:
Hoàn thành trong tháng 9/2023:
*Về thể chế:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án sửa đổi các quy định về đấu thầu để lựa chọn nhà thầu đối với các sản phẩm công nghệ thông tin có tính chất đặc thù.
*Về dịch vụ công trực tuyến
- Tổ Công tác triển khai Đề án 06 rà soát, đánh giá, kiểm tra tình hình triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu tại Đề án 06 và Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2022;
- Chỉ đạo đánh giá toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến đã được cung cấp trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan mình và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Các bộ, ngành, địa phương tập trung chuyển đổi quy trình, thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công từ phương thức truyền thống sang môi trường điện tử
- Chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, xây dựng các biểu mẫu điện tử, phần mềm chuyên dụng, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính để làm giàu kho dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp không phải cung cấp lại các thông tin đã có.
- Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá, công bố chất lượng các nền tảng, hệ thống thông tin, phần mềm, cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương và định mức, đơn giá, chi phí xây dựng các hệ thống nêu trên để các bộ, ngành, địa phương tham khảo, lựa chọn.
*Về nguồn lực
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp xây dựng tài liệu bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nâng cao kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp;
- Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo về chuyển đổi số đối với đội ngũ lãnh đạo các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?