Chế độ đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch bị nhiễm COVID-19 theo quy định mới nhất?
- Quy định về chế độ chính sách đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 bị nhiễm COVID-19?
- Chế độ chính sách với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước phải cách ly y tế?
- Hướng dẫn thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước cho cơ sở thu dung, điều trị COVID-19?
Quy định về chế độ chính sách đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 bị nhiễm COVID-19?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 29/2022/NĐ-CP quy định về chế độ chính sách đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 bị nhiễm COVID-19 như sau:
- Đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, từ nguồn thu sự nghiệp của cơ sở y tế công lập:
+ Được hưởng tiền lương, tiền công, phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật trong thời gian điều trị do bị nhiễm COVID-19. Trong đó quỹ bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, ngân sách nhà nước chi trả phần còn lại;
+ Được hưởng các chế độ phòng, chống dịch COVID-19 nếu tham gia thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian điều trị COVID-19.
- Đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 không hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhưng có tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
- Đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 không hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhưng không tham gia đóng bảo hiểm xã hội được hưởng các chế độ phòng, chống dịch COVID-19 nếu tham gia thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian điều trị COVID-19.
- Đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 không hưởng lương từ ngân sách nhà nước ngoài các chế độ quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này, được ngân sách Nhà nước hỗ trợ một lần với mức như sau:
+ Đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 30 ngày mức 1.855.000 đồng/người;
+ Đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 từ 30 ngày liên tục trở lên mức 3.710.000 đồng/người.
- Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu chi hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước cho các đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này gửi Sở Tài chính tổng hợp và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, bổ sung dự toán để chi trả theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Chế độ chính sách đối với người được điều động, huy động tham gia phòng, chống dịch COVID-19 bị nhiễm COVID-19 mới nhất?
Chế độ chính sách với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước phải cách ly y tế?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 29/2022/NĐ-CP quy định về chế độ chính sách đối với người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, từ nguồn thu sự nghiệp của các cơ sở y tế công lập phải cách ly y tế sau thời gian làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 như sau:
Được hưởng nguyên lương tiền lương, tiền công, phụ cấp theo lương và các khoản đóng góp theo quy định của pháp luật trong thời gian phải cách ly y tế sau thời gian làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
Hướng dẫn thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước cho cơ sở thu dung, điều trị COVID-19?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 29/2022/NĐ-CP hướng dẫn thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước cho cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 như sau:
- Lập dự toán nhu cầu kinh phí: Căn cứ nhu cầu kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 công lập, bệnh viện chủ quản có trách nhiệm lập dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 gửi cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp gửi cơ quan tài chính theo quy định.
- Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan quản lý cấp trên phân bổ và giao dự toán cho cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bệnh viện chủ quản thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Đơn vị chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của pháp luật.
- Việc kiểm soát thanh toán và hồ sơ kiểm soát chi kinh phí chi thường xuyên của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 được thực hiện như sau:
+ Đối với các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước đã được quy định mức giá bảo hiểm y tế: Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bệnh viện chủ quản có trách nhiệm lập Bảng kê tổng hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này, theo số lượng dịch vụ y tế thực tế sử dụng và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế gửi kho bạc nhà nước nơi giao dịch để thực hiện rút dự toán chuyển sang tài khoản tiền gửi thu sự nghiệp của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bệnh viện chủ quản mở tại kho bạc nhà nước. Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, bệnh viện chủ quản chịu trách nhiệm về tính chính xác của số kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 đã kê trên Bảng kê tổng hợp kinh phí khám bệnh, chữa bệnh COVID-19 đồng thời chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật;
+ Đối với các khoản thanh toán còn lại: thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP và Thông tư số 62/2020/TT-BTC;
+ Đối với cơ sở y tế tư nhân được chính quyền địa phương cấp tỉnh giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, chăm sóc sức khỏe, điều trị COVID-19, Kho bạc nhà nước thanh toán trên cơ sở dự toán, quyết định giao nhiệm vụ hoặc hợp đồng hoặc biên bản nghiệm thu giữa Sở Y tế và cơ sở y tế tư nhân.
- Trường hợp nguồn thu của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 (ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, chi trả của người sử dụng dịch vụ và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật) không bảo đảm chi thường xuyên của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, ngân sách nhà nước sẽ cấp bù phần chênh lệch thu nhỏ hơn chi thường xuyên của cơ sở thu dung, điều trị COVID-19.
Theo đó, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành các quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?