Cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu tại các cơ sở thuộc danh sách ưu tiên được quy định thế nào?
Pháp luật quy định thế nào về Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu?
Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu được quy định tại Điều 25 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT như sau:
- Lô hàng xuất khẩu được cấp chứng thư theo mẫu của thị trường nhập khẩu tương ứng và chứng thư theo mẫu của quốc gia lô hàng quá cảnh, tạm nhập, tái xuất (nếu có yêu cầu) có nội dung phù hợp, thống nhất với chứng thư của thị trường nhập khẩu;
- Chứng thư chỉ có giá trị đối với lô hàng được vận chuyển, bảo quản trong điều kiện không làm thay đổi nội dung đã được chứng nhận an toàn thực phẩm;
- Chứng thư có nội dung, hình thức phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu tương ứng và được đánh số theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu tại các cơ sở thuộc danh sách ưu tiên được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở nào không được cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, cơ quan thẩm định không cấp Chứng thư cho các lô hàng xuất khẩu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất thủy sản sau:
- Cơ sở bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu thông báo tạm dừng nhập khẩu hoặc bị áp dụng biện pháp dừng cấp chứng thư, tạm dừng xuất khẩu theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành biện pháp quản lý trên cơ sở có yêu cầu của thị trường nhập khẩu;
- Cơ sở có kết quả thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm xếp hạng 4;
- Cơ sở bị tạm đình chỉ sản xuất:
+ Theo quy định tại Điều 30 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 và Điều 33 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007;
+ Hoặc các quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính về chất lượng, an toàn thực phẩm.
Như vậy, các cơ sở nếu rơi vào 01 trong các trường hợp nêu trên thì sẽ không được cấp Chứng thư cho các lô hàng xuất khẩu.
Để tiếp tục được cấp Chứng thư, cơ sở sản xuất phải đáp ứng những điều kiện tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Cụ thể như sau:
- Cơ sở đã thực hiện các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của Cơ quan thẩm định và được Cơ quan thẩm định thẩm tra và xác nhận hiệu quả của các biện pháp khắc phục đã thực hiện, đồng thời được Cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu dỡ bỏ tạm dừng nhập khẩu;
- Đối với cơ sở có kết quả thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm xếp hạng 4 phải có kết quả thẩm định ATTP đạt yêu cầu;
- Cơ sở chấp hành xong Quyết định đình chỉ sản xuất hoặc biện pháp xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với cơ sở bị tạm đình chỉ sản xuất theo quy định.
Việc cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu tại các cơ sở thuộc danh sách ưu tiên ra sao?
Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu tại các cơ sở thuộc danh sách ưu tiên được cấp theo quy định tại Điều 28 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT và khoản 24 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Cụ thể như sau:
(1) Đăng ký cấp Chứng thư
- Trong thời hạn 2 ngày kể từ khi lô hàng hoàn thành thủ tục thông quan để xuất khẩu hoặc căn cứ theo quy định của thị trường nhập khẩu về ngày ban hành chứng thư, Chủ hàng phải đăng ký cấp Chứng thư theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này;
- Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký đến Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như:
+ Gửi trực tiếp;
+ Gửi theo đường bưu điện;
+ Thư điện tử (sau đó gửi bản chính) hoặc đăng ký trực tuyến;
- Trường hợp Chủ hàng không phải là cơ sở sản xuất lô hàng:
+ Chủ hàng cần cung cấp bản sao công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đổi chiếu văn bản mua bán/ủy quyền có liên quan đến lô hàng kèm theo hồ sơ đăng ký;
+ Trong đó có cam kết cả hai bên (cơ sở sản xuất và Chủ hàng) cùng chịu trách nhiệm khi lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền cảnh báo.
(2) Thẩm định, cấp Chứng thư
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định:
+ Cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu, Chứng thư cho lô hàng quá cảnh, tạm nhập, tái xuất theo mẫu tương ứng (khi có yêu cầu), có nội dung phù hợp, thống nhất với chứng thư của thị trường nhập khẩu trên cơ sở rà soát kết quả thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm;
+ Hoặc xác nhận nội dung và nêu rõ lý do không đủ điều kiện cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu trong Giấy đăng ký cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu.
Như vậy, những cơ sở thuộc Danh sách ưu tiên sẽ thực hiện quá trình cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo trình tự nêu trên.
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?