Cần khắc phục các vướng mắc, bất cập nào trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)?
- Cần khắc phục các vướng mắc, bất cập nào trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)?
- Quy định về sự cần thiết khi ban hành Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)?
- Quy định về sự thống nhất nội dung tại Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)?
- Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)?
Cần khắc phục các vướng mắc, bất cập nào trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)?
Chính phủ tiếp tục coi trọng công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong ba khâu đột phá chiến lược theo các chủ trương, nghị quyết của Đảng.
Yêu cầu Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực cao nhất, quyết tâm thực hiện đúng tiến độ, phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan, nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện nội dung các dự án Luật, tạo sự đồng thuận cao, nâng cao chất lượng dự án Luật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, tháng 10 năm 2022.
Đồng thời với việc xây dựng các dự án Luật trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chủ động rà soát các quy định pháp luật hiện hành nhằm khắc phục vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, xử lý các mâu thuẫn, chồng chéo và không để khoảng trống pháp lý đối với các vấn đề thực tiễn mới phát sinh;
Sửa đổi, bổ sung các Thông tư thuộc thẩm quyền; tổng hợp kiến nghị của các địa phương về các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Chính phủ yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, chấp hành nghiêm quy trình xây dựng, trình văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung về công tác xây dựng thể chế, pháp luật tại Công văn số 301/TTg-PL ngày 6 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
Đồng thời, các bộ, cơ quan, địa phương tập trung các nguồn lực tổ chức thi hành pháp luật có hiệu quả và tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật.
Trong quá trình thực thi pháp luật, nếu có vướng mắc, bất cập cần kịp thời báo cáo các cấp có thẩm quyền xử lý.
Cần khắc phục các vướng mắc, bất cập nào trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)?
Quy định về sự cần thiết khi ban hành Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)?
Đối với quy định về sự cần thiết khi ban hành Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) thì tại Mục 2 Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2022 quy định cụ thể như sau:
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết ban hành dự án Luật này. Nội dung của dự án Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bám sát các chính sách đã được Chính phủ thông qua trong Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Quy định về sự thống nhất nội dung tại Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2022 quy định về sự thống nhất nội dung tại Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) cụ thể như sau:
Chính phủ thống nhất với các nội dung dự án Luật; giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến của Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo hướng:
- Trên cơ sở tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2022, dự thảo Luật cần khắc phục được các vướng mắc, bất cập trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Việc xây dựng dự án Luật phải bảo vệ, bảo đảm thực thi các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tiêu dùng. Đồng thời với việc quy định quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng, cần quy định rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức kinh doanh với người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh công tác phân cấp, phân quyền và chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ trong quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Bảo đảm đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của dự án Luật này với pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý hành chính, hình sự, dân sự. Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tổ chức thi hành pháp luật, quản lý nhà nước, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)?
Đối với trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương tại Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) thì tại Mục 2 Nghị quyết 95/NQ-CP năm 2022 quy định cụ thể như sau:
Giao Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 4.
Giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo việc hoàn thiện dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?