Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM là gì? Điều kiện thụ lý giải quyết tranh chấp ra sao?
Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM là gì?
Căn cứ Quyết định 06/2018/QĐ-UBND năm 2018 về quy định giải quyết tranh chấp đất đai và cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai có hiệu lực thi hành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM được xác định tại Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND năm 2018 như sau:
Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai
Việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ sau:
1. Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra;
2. Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương;
3. Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
4. Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước;
5. Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Như vậy, việc giải quyết tranh chấp tại TP Hồ Chí Minh được thực hiện dựa theo 05 căn cứ nêu trên.
Căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM là gì? Điều kiện thụ lý giải quyết tranh chấp ra sao? (Hình từ Internet)
Điều kiện thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND năm 2018 như sau:
Tranh chấp đất đai được cơ quan nhà nước thụ lý giải quyết khi có đủ các điều kiện sau đây
1. Cá nhân, tổ chức tranh chấp đất đai phải có căn cứ chứng minh:
a) Đã tiến hành thủ tục hòa giải nhưng không thành;
b) Phần đất tranh chấp thuộc quyền sử dụng của mình hoặc có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Ủy ban nhân dân các cấp;
c) Có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
2. Người gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
3. Việc yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện bằng đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai trực tiếp đến đúng cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trong thời hạn quy định (đối với trường hợp nộp đơn khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu).
4. Việc yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai chưa được Tòa án thụ lý để giải quyết.
5. Đơn tranh chấp đất đai phải ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn, họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người đứng tên trong đơn; số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, nơi cấp, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp, địa chỉ nơi cư trú của người đứng tên trong đơn; nội dung, lý do tranh chấp và yêu cầu của người viết đơn. Đơn phải do người tranh chấp ký tên hoặc điểm chỉ.
6. Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp 01 bộ hồ sơ (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết gồm:
a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai hoặc bản ghi lời yêu cầu về giải quyết tranh chấp;
b) Biên bản hòa giải của Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu (đối với trường hợp nộp đơn khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu).
d) Bản vẽ hiện trạng nhà đất, công trình xây dựng, hồ sơ địa chính có liên quan đến phần đất tranh chấp (nếu có);
đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
e) Các tài liệu khác có liên quan đến việc tranh chấp (nếu có).
Như vậy, tranh chấp đất đai tại TP Hồ Chí Minh được cơ quan nhà nước thụ lý giải quyết khi có đủ các điều kiện nêu trên.
Hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM gồm những gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 06/2018/QĐ-UBND năm 2018, hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại TP HCM gồm:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai hoặc bản ghi lời yêu cầu về giải quyết tranh chấp;
- Biên bản hòa giải của UBND xã;
- Quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu (đối với trường hợp nộp đơn khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp lần đầu).
- Bản vẽ hiện trạng nhà đất, công trình xây dựng, hồ sơ địa chính có liên quan đến phần đất tranh chấp (nếu có);
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có).
- Các tài liệu khác có liên quan đến việc tranh chấp (nếu có).
Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp 01 bộ hồ sơ (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?