Cán bộ không chuyên trách cấp xã dôi dư là gì? Chế độ cán bộ không chuyên trách cấp xã dôi dư theo Nghị định 29 sau sáp nhập xã?
Cán bộ không chuyên trách cấp xã dôi dư là gì?
Cán bộ không chuyên trách cấp xã dôi dư được quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bầu cử, tuyển chọn, tiếp nhận, sử dụng, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật và bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
...
2. Nhiệm vụ của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà mình là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý; phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
...
Theo đó, cán bộ không chuyên trách cấp xã dôi dư là người thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại điều lệ tổ chức mà mình là thành viên, của pháp luật liên quan và của cấp có thẩm quyền quản lý; phối hợp, giúp cán bộ, công chức cấp xã thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, đảm bảo các lĩnh vực công tác của cấp ủy, chính quyền địa phương cấp xã đều có người đảm nhiệm, theo dõi thực hiện.
Bên cạnh đó, cán bộ không chuyên trách cấp xã dôi dư là những người không còn phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động do tinh giản biên chế, sáp nhập cơ quan, chuyển đổi mô hình hoạt động hoặc không đáp ứng yêu cầu công việc.
Cán bộ không chuyên trách cấp xã dôi dư là gì? Chế độ cán bộ không chuyên trách cấp xã dôi dư theo Nghị định 29 sau sáp nhập xã? (Hình từ Internet)
Chế độ của cán bộ không chuyên trách ở cấp xã dôi dư theo Nghị định 29 sau sáp nhập xã?
Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế được quy định tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế
...
2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức hoặc cơ cấu lại nhân lực của đơn vị theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.
Theo đó, cán bộ không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sáp nhập xã khi sáp nhập xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền thuộc đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 29.
05 chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 29
05 chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được quy định tại Chương II Nghị định 29/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Chính sách nghỉ hưu trước tuổi (Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP)
(2) Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước (Điều 6 Nghị định 29/2023/NĐ-CP)
(3) Chính sách thôi việc (Điều 7 Nghị định 29/2023/NĐ-CP)
(4) Chính sách nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 10 tuổi và thấp hơn tối thiểu trên 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (Điều 8 Nghị định 29/2023/NĐ-CP)
(5) Chính sách đối với đối tượng tinh giản biên chế dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nghỉ từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền đến trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp (Điều 9 Nghị định 29/2023/NĐ-CP)
*Trên đây là thông tin về "Cán bộ không chuyên trách cấp xã dôi dư là gì? Chế độ cán bộ không chuyên trách cấp xã dôi dư theo Nghị định 29 sau sáp nhập xã?"
05 nguyên tắc tinh giản biên chế theo Nghị định 29?
05 nguyên tắc tinh giản biên chế khi thực hiện chính sách nghỉ hưu trước tuổi được quy định tại Điều 3 Nghị định 29/2023/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế.
(2) Gắn tinh giản biên chế với sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, phù hợp với cơ chế tự chủ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(3) Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
(4) Bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật, bảo đảm sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước.
(5) Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
(6) Đối tượng tinh giản biên chế nếu được bầu cử, tuyển dụng lại vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian 60 tháng kể từ ngày thực hiện tinh giản biên chế thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp đã nhận cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đã chi trả trợ cấp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo thay đổi tên công ty gửi khách hàng? Có phải đăng ký thay đổi nội dung giấy đăng ký doanh nghiệp khi đổi tên không?
- Điều kiện tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi đối với công chức viên chức do sắp xếp tổ chức bộ máy thuộc đơn vị BHXH Việt Nam?
- Top 3 bài văn nghị luận về tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống con người? Nghị luận về biến đổi khí hậu?
- Mẫu văn bản thông báo nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương gửi nhân viên, gửi giảng viên và học sinh, sinh viên?
- Các đề án sáp nhập xã đã được thẩm định trình Chính phủ trước ngày Nghị quyết 35 có hiệu lực có tiếp tục xem xét không?