Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Cách phân biệt và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
Cán bộ, công chức, viên chức là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về cán bộ, công chức theo đó:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về công chức theo đó:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về viên chức theo đó:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển công chức 2024 mới nhất theo mẫu số 01 Nghị định 116/2024/NĐ-CP
Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Cách phân biệt và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất? (Hình từ internet)
Phân biệt cán bộ, công chức và viên chức?
Cán bộ, công chức và viên chức được phân biệt dựa vào các tiêu chí sau:
Ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức?
Các chức danh cán bộ điển hình như: Thủ tướng chỉnh phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch UBND tỉnh,…
Các chức danh công chức điển hình như: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán, Chánh án, Phó chánh án, thư ký tòa các cấp, Chủ tịch UBND Huyện,…
Các chức danh viên chức điển hình như: Giảng viên trưởng Đại học Hà Nội, bác sĩ tại các bệnh viện công,...
Như vậy, trên đây là bảng phân biệt cán bộ, công chức, viên chức và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mà bạn có thể tham khảo.
>>> Xem thêm: Bảng lương công chức, viên chức mới nhất hiện nay Tải về











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử có được phép cấp tín dụng cho khách hàng sử dụng ví điện tử không?
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người có được ưu tiên ghép bộ phận cơ thể người khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế?
- Ký ban hành văn bản của Bộ Tài chính được quy định như thế nào? Căn cứ để tổ chức các cuộc hội nghị và cuộc họp của Bộ Tài chính?
- Người tham gia giao thông rẽ phải ở đèn đỏ theo chỉ dẫn của cảnh sát giao thông có bị phạt nguội không?
- Lời chúc tốt nghiệp ngắn gọn và ý nghĩa nhất? Mẫu lời chúc tốt nghiệp đại học ngắn gọn bằng Tiếng anh có chọn lọc?