Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì sau bao lâu sẽ được luân chuyển công tác?
- Trường hợp nào thì cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển đi nơi khác?
- Cán bộ công chức, viên chức không có chức vụ bị kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo thì trong thời gian bao lâu mới được điều động, luân chuyển đi nơi khác?
- Có những hình thức xử lý kỷ luật nào đối với cán bộ, công chức?
Trường hợp nào thì cán bộ, công chức được điều động, luân chuyển đi nơi khác?
Căn cứ vào khoản 10 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 và khoản 11 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 có qui định:
Giải thích từ ngữ
.....
10. Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
11. Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.
Như vậy, điều động là việc cán bộ công chức, viên chức được quyết định chuyển làm việc đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, còn luân chuyển là việc cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ chức lãnh đạo, quản lý khác để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện.
Căn cứ vào Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008 có qui định:
Điều động, luân chuyển cán bộ
1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, cán bộ được điều động, luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
2. Việc điều động, luân chuyển cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Xét thêm căn cứ tại Điều 52 Luật cán bộ, công chức 2008 có qui định:
Luân chuyển công chức
1. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc luân chuyển công chức.
Như vậy, cán bộ công chức được luân chuyển khi có yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội như quy định trên.
Căn cứ vào Điều 50 Luật cán bộ, công chức 2008 có qui định:
Điều động công chức
1. Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
2. Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.
Như vậy, việc điều động cán bộ công chức được căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ, công chức.
Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì sau bao lâu sẽ được luân chuyển công tác?
Cán bộ công chức, viên chức không có chức vụ bị kỷ luật từ khiển trách đến cảnh cáo thì trong thời gian bao lâu mới được điều động, luân chuyển đi nơi khác?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 82 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:
Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật
...
3. Cán bộ, công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thôi việc.
Theo đó, cán bộ, công chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật sẽ không được điều động, luân chuyển.
Căn cứ tại Điều 56 Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 2 Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019) qui định như sau:
Các quy định khác liên quan đến việc kỷ luật viên chức
1. Viên chức bị khiển trách thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 03 tháng; bị cảnh cáo thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 06 tháng. Trường hợp viên chức bị cách chức thì thời hạn nâng lương bị kéo dài 12 tháng, đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập bố trí vị trí việc làm khác phù hợp.
2. Viên chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:
a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.
3. Viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được bổ nhiệm, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng hoặc thôi việc
4. Viên chức quản lý đã bị kỷ luật cách chức do tham nhũng hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí quản lý.
5. Viên chức bị cấm hành nghề hoặc bị hạn chế hoạt động nghề nghiệp trong một thời hạn nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nếu không bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì đơn vị sự nghiệp công lập phải bố trí viên chức vào vị trí việc làm khác không liên quan đến hoạt động nghề nghiệp bị cấm hoặc bị hạn chế.
6. Viên chức bị xử lý kỷ luật, bị tạm đình chỉ công tác hoặc phải bồi thường, hoàn trả theo quyết định của đơn vị sự nghiệp công lập nếu thấy không thỏa đáng thì có quyền khiếu nại, khởi kiện hoặc yêu cầu giải quyết theo trình tự do pháp luật quy định.
Như vậy, đối với viên chức không có chức vụ bị xử lý kỷ luật khiển trách đến cảnh cáo sẽ không được điều động, luân chuyển đi nơi khác trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Hết thời hạn trên, viên chức không có chức vụ sẽ vẫn được điều động, luân chuyển.
Có những hình thức xử lý kỷ luật nào đối với cán bộ, công chức?
Tại Điều 78 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về 4 hình thức xử lý kỷ luật cán bộ là khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm.
Tại Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về 6 hình thức xử lý kỷ luật đối với công chức là khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi viêc.
>>> Xem thêm:
Tổng hợp quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức Tải
Tổng hợp quy định về xử lý kỷ luật viên chức Tải
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?