Cách lập kế hoạch kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ được quy định như thế nào?
- Cách lập kế hoạch kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ như thế nào?
- Việc kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải dựa trên nguyên tắc nào?
- Trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ được quy định như thế nào?
Cách lập kế hoạch kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 24/2018/TT-BTNMT quy định cách lập kế hoạch kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ như sau:
- Sau khi được giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc ký hợp đồng sau khi trúng thầu, đơn vị thi công phải lập kế hoạch triển khai trong đó nêu rõ tiến độ thi công, tiến độ kiểm tra chất lượng sản phẩm gửi chủ đầu tư để có kế hoạch kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu.
- Trên cơ sở kế hoạch triển khai của đơn vị thi công, chủ đầu tư lập kế hoạch kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiến độ của đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt, phù hợp với nhiệm vụ được giao hoặc hợp đồng đã ký kết, gửi đơn vị thi công và các đơn vị có liên quan để tổ chức thực hiện.
Cách lập kế hoạch kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 24/2018/TT-BTNMT quy định nguyên tắc kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ như sau:
- Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình sản xuất trên cơ sở tiến độ thi công đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán, nhiệm vụ được giao.
- Công tác thẩm định phải được thực hiện độc lập với công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Công tác nghiệm thu chỉ được thực hiện trên cơ sở kết quả kiểm tra, thẩm định.
- Đối với các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ có tính chất hợp tác quốc tế, việc kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu thực hiện theo các quy định song phương, đa phương, đề án, dự án được các Bên phê chuẩn. Trường hợp không có quy định cụ thể thì thực hiện theo Thông tư 24/2018/TT-BTNMT.
Trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 24/2018/TT-BTNMT quy định trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ như sau:
- Trách nhiệm của chủ đầu tư:
+ Đảm bảo chất lượng, khối lượng sản phẩm hoàn thành; tiến độ thực hiện đối với các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ được giao.
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra, thẩm định, nghiệm thu các sản phẩm đo đạc và bản đồ đối với các nhiệm vụ được giao làm chủ đầu tư.
+ Giải quyết những phát sinh, vướng mắc về công nghệ trong quá trình thi công; giải quyết những phát sinh, vướng mắc về định mức kinh tế - kỹ thuật, những phát sinh về khối lượng theo thẩm quyền.
+ Báo cáo kịp thời với cơ quan quyết định đầu tư những vấn đề phát sinh vượt quá thẩm quyền giải quyết của mình.
+ Quyết định đình chỉ thi công, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ sản phẩm đang thi công không đúng đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán được phê duyệt hoặc các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và báo cáo bằng văn bản đến cơ quan quyết định đầu tư.
+ Lập báo cáo gửi cơ quan quyết định đầu tư về tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao, khối lượng, chất lượng sản phẩm đã hoàn thành trong năm và khi kết thúc đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán.
- Trách nhiệm của đơn vị thi công:
+ Thực hiện thi công đúng đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt, đúng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và các văn bản điều chỉnh của cấp có thẩm quyền (nếu có).
+ Thực hiện kiểm tra toàn diện và chịu trách nhiệm về tiến độ thi công, khối lượng, chất lượng sản phẩm do đơn vị mình thực hiện. Khi chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu, đơn vị thi công phải thực hiện sửa chữa, bổ sung và tự chịu trách nhiệm về kinh phí.
+ Chịu sự kiểm tra của chủ đầu tư đối với tiến độ thi công, khối lượng, chất lượng sản phẩm đo đạc và bản đồ.
+ Hàng tháng lập báo cáo về khối lượng, tiến độ thực hiện gửi chủ đầu tư.
+ Khi có thay đổi về giải pháp công nghệ, khối lượng công việc, tiến độ thi công so với đề án, dự án, thiết kế kỹ thuật - dự toán đã được phê duyệt phải báo cáo kịp thời với chủ đầu tư và chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của chủ đầu tư hoặc cơ quan quyết định đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?