Cách xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương đương của giáo viên mầm non, phổ thông công lập theo Thông tư 13/2024?
Cách xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương đương của giáo viên mầm non, phổ thông công lập theo Thông tư 13/2024?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định cách xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên mầm non, phổ thông công lập, dự bị đại học như sau:
(1) Thời gian được tính vào thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) gồm có:
- Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26),
- Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.05);
- Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06);
- Thời gian giữ ngạch giáo viên mầm non chính (mã số 15a.206);
- Thời gian giữ ngạch giáo viên mầm non (mã số 15.115);
- Thời gian khác được cơ quan có thẩm quyền xác định tương đương với các hạng, ngạch quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 13 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT khi giáo viên được chuyển chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non;
- Thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đáp ứng quy định của Chính phủ tại điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP.
(2) Thời gian được tính vào thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29) gồm có:
- Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29);
- Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.08);
- Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09);
- Thời gian giữ ngạch giáo viên tiểu học chính (mã số 15a.204);
- Thời gian giữ ngạch giáo viên tiểu học (mã số 15.114);
- Thời gian khác được cơ quan có thẩm quyền xác định tương đương với các hạng, ngạch quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 13 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT khi giáo viên được chuyển chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học;
- Thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đáp ứng quy định của Chính phủ tại điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP.
(3) Thời gian được tính vào thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số v.07.04.32) gồm có:
- Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32);
- Thời gian giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.12);
- Thời gian giáo viên giữ ngạch giáo viên trung học cơ sở (mã số 15a.202);
- Thời gian khác được cơ quan có thẩm quyền xác định tương đương với các hạng, ngạch quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 13 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT khi giáo viên được chuyển chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở;
- Thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đáp ứng quy định của Chính phủ tại điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP.
(4) Thời gian được xác định tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông hạng III theo quy định tại (1) (2) (3) không bao gồm thời gian tập sự và thử việc.
(5) Việc xác định thời gian tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
(6) Việc xác định thời gian tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II (mã số V.07.03.28) thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
(7) Việc xác định thời gian tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
(8) Việc xác định thời gian tương đương với thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14), hạng III (mã số V.07.05.15) thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 4 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT.
Cách xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương đương của giáo viên mầm non, phổ thông công lập như trên.
Cách xác định thời gian giữ hạng chức danh nghề nghiệp tương đương của giáo viên mầm non, phổ thông công lập theo Thông tư 13/2024? (Hình từ Internet)
Điều khoản áp dụng Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT ra sao?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT quy định điều khoản áp dụng như sau:
- Trường hợp giáo viên có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.
- Căn cứ quy định của pháp luật có liên quan, cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng nêu cụ thể các thành tích trong hoạt động nghề nghiệp tại Đề án tổ chức xét thăng hạng để làm căn cứ xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 Nghị định 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP .
- Đối với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đỏ của tổ chuyên môn, tổ bộ môn hoặc tương đương và có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.
Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo thế nào?
Căn cứ theo Điều 69, Điều 70 Luật Giáo dục 2019 quy định nhiệm vụ và quyền của nhà giáo như sau:
Nhiệm vụ của nhà giáo
- Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
- Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.
Quyền của nhà giáo
- Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.
- Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
- Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư 13/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?