Cách tra cứu nợ xấu online đơn giản, chính xác nhất năm 2022? Hướng dẫn các cách thường dùng để xóa nợ xấu?

“Hiện nay, việc vay tiền thông qua các tổ chức tín dụng và bị nợ tiền ngày một càng nhiều. Vậy có cách nào để tra cứu nợ xấu đơn giản, tiền lợi hay không?” – Đây là câu hỏi của bạn Hưng Hào.

Nợ xấu là gì? Nguyên nhân của nợ xấu?

Hiện nay, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và các quy định có liên quan chưa có quy định cụ thể về nợ xấu, tuy nhiên theo cách hiểu thông dụng nhất thì nợ xấu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu. Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

Một số nguyên nhân gây ra nợ xấu như sau:

Do bản thân ngân hàng

- Ngân hàng không có đủ thông tin chính xác để phân tích và đánh giá khách hàng, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng.

- Đạo đức nghề nghiệp không tốt cùng năng lực chuyên môn của một số cán bộ ngân hàng chưa theo kịp yêu cầu; tiêu cực trong khâu lập phương án, thẩm định, xét duyệt và theo dõi khoản vay

- Sự lơi lỏng trong công tác thanh, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay làm cho ngân hàng không phát hiện kịp thời vốn vay đã sử dụng sai mục đích

- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt dẫn đến chạy theo qui mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay

- Chạy theo thành tích số lượng, chỉ tiêu kế hoạch mà xem nhẹ chất lượng tín dụng, quá tin vào phương án kinh doanh của khách hàng.

Do bản thân của người đi vay

- Năng lực quản lý kinh doanh hạn chế; nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý; qui mô kinh doanh phình to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến phá sản của các phương án kinh doanh khả thi lẽ ra nó phải thành công trong thực tế.

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, yếu kém. Quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối; công tác quản lý tài chính - kế toán tùy tiện, mang tính đối phó dẫn đến thông tin ngân hàng có được khi lập các bảng phân tích tài chính, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp không chính xác, chỉ hình thức, không thực tế, sai lệch quá nhiều và rủi ro xãy ra là đương nhiên.

Những nguyên nhân khách quan khác

- Những bất cập trong cơ chế quản lý nhà nước, để tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu kế hoạch hằng năm, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được ưu ái khi vay vốn, có những dự án lớn chỉnh phủ đứng ra bảo lãnh để vay vốn đầu tư, khi hoạt động bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng chi trả nợ vay ngân hàng.

- Những nguyên nhân bất khả kháng khác như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh.

Hướng dẫn cách tra cứu nợ xấu online đơn giản, chính xác nhất năm 2022? Các cách thường dùng để xóa nợ xấu?

Cách tra cứu nợ xấu online đơn giản, chính xác nhất năm 2022? Hướng dẫn các cách thường dùng để xóa nợ xấu? (Hình từ internet)

Hướng dẫn cách tra cứu nợ xấu online đơn giản, chính xác nhất năm 2022?

Để thực hiện tra cứu nợ xấu online đơn giản, chính xác bạn có thể thực hiện thông qua hai cách sau:

Tra cứu thông qua website CIC

Để thực hiện tra cứu nợ xấu thông qua website CIC bạn cần thực hiện các bước sau đây:

- Bước 1: Truy cập web CIC https://cic.gov.vn/#/register sẽ hiện ra giao diện của trang CIC như sau:

- Bước 2: Thực hiện đăng ký theo hướng dẫn bao gồm thông tin cá nhân, hình ảnh chứng minh nhân dân…

- Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại mà đã đăng ký, sau đó ấn “tiếp tục“

- Bước 4: Nhân viên CIC sẽ gọi điện thoại cho bạn để xác thực thông tin qua hình thức hỏi – đáp

- Bước 5: Sau khi tạo tài khoản thành công, kết quả đăng ký, tên đăng nhập, mật khẩu sẽ được gửi qua SMS/Email của bạn.

- Bước 6: Đăng nhập vào hệ thống CIC, và kiểm tra lịch sử tín dụng ở phần thông tin cá nhân.

Cách kiểm tra cứu nợ xấu bằng ứng dụng CIC

Để tra cứu nợ xấu bằng ứng dụng CIC bạn cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Tải về cài đặt ứng dụng CIC cho điện thoại.

- Bước 2: Đăng ký tài khoản CIC theo các bước yêu cầu của hệ thống

- Bước 3: Đăng nhập tài khoản khi CIC xét duyệt thành công. Quá trình xét duyệt có thể mất 1-3 ngày ngày làm việc hành chính.

- Bước 4: Sử dụng tính năng tra cứu kiểm tra nợ xấu theo các bước yêu cầu của hệ thống

- Bước 5: Nhận kết quả tra cứu

Sau khi thực tra cứu theo hai cách nêu trên, hệ thống CIC sẽ gửi cho bạn cụ thể báo cáo về: điểm tín dụng cá nhân, số nợ đang có, nợ xấu, lịch sử sử dụng tín dụng, các quan hệ tín dụng,… .

Các cách để xóa nợ xấu thường dùng?

Sau khi tiến hành kiểm tra nợ xấu, trong trường hợp phát hiện mình có nợ xấu thì bạn có thực hiện phương thức sau để xóa nợ xấu:

- Đối với khoản nợ xấu dưới 10 triệu: theo quy định của pháp luật hiện hành, đối với những khoản vay dưới 10 triệu đồng, sau khi được tất toán sẽ không được cung cấp lịch sử tín dụng liên quan.

Do đó, bạn cần nhanh chóng hoàn tất các khoản nợ có giá trị nhỏ hơn 10 triệu đồng để không bị dính lịch sử nợ xấu.

- Đối với khoản nợ xấu trên 10 triệu: Cần phải nhanh chóng hoàn tất trả cả gốc và lãi. Sau khi tất toán bạn cần phải yêu cầu ngân hàng xác nhận việc hoàn thành trả nợ để không bị ảnh hưởng đến điểm CIC.

Sau 12 tháng, nợ xấu được trả hết thì lịch sử tín dụng của người vay có thể đáp ứng điều kiện cho vay của ngân hàng.

- Đối với khoản nợ xấu lớn: thời hạn để xử hoàn tất các khoản nợ lớn là 5 năm. Sau đó hệ thống tiếp tục ghi nhận lịch sử tín dụng và đưa ra đánh giá điểm tín dụng theo quy định. Nếu vẫn có nhu cầu vay vốn, ngân hàng sẽ dựa vào điểm tín dụng này để xem xét hồ sơ.

Như vậy, cách tốt nhất để xóa nợ xấu dù bạn đang nợ ở mức độ nào thì bạn vẫn nên thanh toán nợ xấu.

Nợ xấu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nợ xấu là gì? Nợ thuộc nhóm nào sẽ được xem là nợ xấu? Nợ xấu nhóm 5 bao gồm những khoản nợ nào?
Pháp luật
Thế nào là nợ xấu? Bị vướng nợ xấu thì bao giờ được xóa lịch sử nợ xấu và có được vay tiền tại ngân hàng không?
Pháp luật
Lịch sử nợ xấu của khách hàng được cung cấp trong tối đa 5 năm? Nợ xấu thuộc nhóm thông tin nào trong hoạt động tín dụng?
Pháp luật
Hướng dẫn cách kiểm tra nợ xấu CIC online chi tiết, nhanh nhất 2024? Kiểm tra nợ xấu CIC qua website, điện thoại ra sao?
Pháp luật
Khoản vay tín chấp trở thành nợ xấu khi nào? Phải làm sao khi bị khoản vay tín chấp trở thành nợ xấu?
Pháp luật
Tỷ lệ nợ xấu là gì? Khoản nợ xấu được xác định thế nào? Hình thức mua khoản nợ xấu của ngân hàng?
Pháp luật
Nợ xấu của tổ chức tín dụng gồm những gì? Có được bán nợ xấu với giá cao hơn dư nợ gốc của khoản nợ xấu?
Pháp luật
Nợ xấu có được mang ra đấu giá tài sản không? Trường hợp nào phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu?
Pháp luật
Mua nợ xấu theo giá thị trường từ 01/7/2024 thực hiện thế nào? Nợ xấu được mua theo giá trị thị trường phải đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Thông tư 03/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 19/2013/TT-NHNN về việc mua, bán và xử lý nợ xấu thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nợ xấu
8,960 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nợ xấu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nợ xấu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào