Cách tính lãi chậm đóng BHYT mới nhất năm 2024? Chậm đóng BHYT trong bao lâu thì sẽ bị tính lãi?
Cách tính lãi chậm đóng BHYT mới nhất năm 2024? Chậm đóng BHYT trong bao lâu sẽ bị tính lãi?
Công thức tính lãi chậm đóng BHYT năm 2024 được quy định như sau: (khoản 3 Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017):
Công thức tính lãi chậm đóng BHYT như sau:
Lcđi = Pcđi x k (đồng) (1) |
Trong đó:
* Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHYT tính tại tháng i (đồng).
* Pcđi: số tiền BHYT chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcđi = Plki - Spsi (đồng) (2) |
Trong đó:
Plki: tổng số tiền BHYT phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn chậm đóng nếu có).
Spsi: số tiền BHYT phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHYT phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức 03 tháng, 06 tháng một lần: số tiền BHYT phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.
* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%), xác định như sau:
- Đối với BHYT, k tính bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam của năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.
Theo đó, đơn vị chậm đóng BHYT từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHYT chưa đóng (khoản 1 Điều 37 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017).
Cách tính lãi chậm đóng BHYT mới nhất năm 2024?
Chậm đóng bảo hiểm y tế cho người lao động bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Tại khoản 2 và khoản 5 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động:
Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
...
2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, tùy thuộc vào số lượng người lao động có từng mức xử phạt khác nhau. Đồng thời, bên cạnh việc xử phạt hành chính bằng tiền, còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên (theo khoản 5 Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)
* Lưu ý: Mức xử phạt trên đối với cá nhân, mức xử phạt đối với tổ chức gấp đối với mức xử phạt đối với cá nhân.
Mức đóng BHXH 2024 là bao nhiêu?
Tại khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013, khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm đối với người lao động là 10.5% cụ thể như sau:
- Bảo hiểm xã hội: 8%
- Bảo hiểm thất nghiệp: 1%;
- Bảo hiểm y tế: 1,5%.
Hiện nay, công thức tính tiền đóng bảo hiểm của người lao động được xác định như sau:
Mức tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
Trong đó, mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động,
Ngoài ra, sáng 10/11, Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Từ ngày 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương, như vậy, có thể mức đóng BHXH năm 2024 cũng sẽ thay đổi. Trường hợp mức lương tháng đóng BHXH tăng lên và các khoản phụ cấp được tăng lên - thì mức đóng BHXH bắt buộc cũng sẽ tăng theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?