Cách tính hưởng chính sách đối với giáo viên nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Thông tư 01/2025/TT-BNV?
Giáo viên nghỉ hưu trước tuổi có được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 không?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP nghỉ hưu trước tuổi, được hưởng các chế độ đối với người nghỉ hưu trước tuổi.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và lực lượng vũ trang do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp (sau đây viết tắt là sắp xếp tổ chức bộ máy) quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức;
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì giáo viên nghỉ hưu trước tuổi thuộc đối tượng được hưởng chế độ, chính sách tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
*Lưu ý: Các trường hợp giáo viên nghỉ hưu trước tuổi không được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178/2024/NĐ-CP gồm:
- Trường hợp 1: Nếu viên chức nghỉ hưu trước tuổi thuộc trường hợp nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 (Điều 5 Nghị định 135/2020/NĐ-CP) mà không phải do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị dẫn tới nghỉ hưu trước tuổi thì không áp dụng Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
- Trường hợp 2: Đối với những người đã hưởng chính sách quy định tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP về tinh giản biên chế trước ngày 01 tháng 01 năm 2025 thì không được hưởng chính sách, chế độ quy định Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Cách tính hưởng chính sách đối với giáo viên nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Thông tư 01/2025/TT-BNV? (Hình từ Internet)
Cách tính hưởng chính sách đối với giáo viên nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo Thông tư 01/2025/TT-BNV?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BNV hướng dẫn cách tính hưởng chính sách đối với giáo viên nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy như sau:
Giáo viên đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I hoặc Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 135/2020/NĐ-CP, thì được hưởng ngay lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; đồng thời được hưởng trợ cấp hưu trí một lần quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP; trợ cấp theo số năm nghỉ sớm và trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(I) Đối với trường hợp có tuổi đời còn từ đủ 02 năm đến đủ 05 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
(1) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
Đối với người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 1,0 x Số tháng nghỉ sớm quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV |
Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 0,5 x Số tháng nghỉ sớm quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV |
(2) Trợ cấp cho số năm nghỉ hưu sớm: Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 05 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 5 x Số năm nghỉ sớm quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV |
(3) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 5 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + 0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi |
(II) Đối với trường hợp có tuổi đời còn trên 05 năm đến đủ 10 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, được hưởng 03 khoản trợ cấp sau:
(1) Trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm:
Đối với người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 0,9 x 60 tháng |
Đối với người nghỉ hưu từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp hưu trí một lần = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 0,45 x 60 tháng |
(2) Trợ cấp cho số năm nghỉ sớm:
Cứ mỗi năm nghỉ sớm (đủ 12 tháng) được hưởng 04 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp cho số năm nghỉ sớm = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 4 x Số năm nghỉ sớm quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV |
(3) Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được trợ cấp 5 tháng tiền lương hiện hưởng; đối với số năm còn lại (từ năm thứ 21 trở đi), mỗi năm được trợ cấp bằng 0,5 tháng tiền lương hiện hưởng.
Mức trợ cấp tính theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc = Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2025/TT-BNV x 5 (đối với 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) + 0,5 x Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn lại từ năm thứ 21 trở đi |
(III) Trường hợp có tuổi đời còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định 178/2024/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp hưu trí một lần cho số tháng nghỉ sớm như cách tính cho người nghỉ hưu trong thời hạn 12 tháng đầu tiên quy định tại điểm (I.1).
Thông tư 01/2025/TT-BNV có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2025/TT-BNV quy định như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chính sách, chế độ quy định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
...
Theo đó, Thông tư 01/2025/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 17/01/2025. Tuy nhiên, chính sách, chế độ quy định tại Thông tư này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu sổ tiếp nhận hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp 2025? Thông tin chủ xe vi phạm giao thông được xác minh thông qua đâu?
- Tiền thưởng Huân chương Sao vàng 2025 là bao nhiêu? Tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương Sao vàng mới nhất hiện nay?
- Powerpoint họp phụ huynh đầu năm 2025? Mẫu PowerPoint họp phụ huynh đầu năm 2025 đẹp, chi tiết nhất?
- Năm 2025, Chủ tịch xã có được tịch thu phương tiện vi phạm giao thông theo Nghị định mới không?
- Đỗ xe cách vỉa hè 25cm có bị phạt? Đỗ xe ô tô cách lề đường, vỉa hè bao nhiêu thì không bị phạt?