Các ví dụ vi phạm dân sự? Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự được quy định như thế nào?
Các ví dụ vi phạm dân sự?
Vi phạm dân sự là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân gắn với tài sản, quan hệ nhân thân phi tài sản.
Cụ thể, chủ thể vi phạm trong trường hợp này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân sự.
Các ví dụ vi phạm dân sự (hành vi vi phạm dân sự) phổ biến gồm:
- Vi phạm nguyên tắc, điều cấm của Bộ luật Dân sự
- Vi phạm nghĩa vụ dân sự
- Vi phạm hợp đồng dân sự
- Vi phạm pháp luật dân sự ngoài hợp đồng
- Vi phạm khác đối với quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức….
Dưới đây là các ví dụ vi phạm dân sự cụ thể:
- A cho B vay một khoản tiền (có giấy tờ vay nợ), trong đó thỏa thuận rõ thời hạn trả nợ là 02 tháng. Tuy nhiên khi đến hạn trả nợ, bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và khất hết lần này đến lần khác.
- Công ty A ký kết hợp đồng mua bán với công ty B hàng hóa là 2 tấn bột mỳ. Theo thỏa thuận bên A có trách nhiệm giao hàng cho bên B vào ngày 24/8/2022. Tuy nhiên, đến ngày giao hàng mà A đã mang thiếu số lượng hàng hóa theo thỏa thuận, điều này đã làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của bên B.
Các ví dụ vi phạm dân sự? Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự được quy định như thế nào?
Tại Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau:
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ
1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Theo đó, các trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ khi vi phạm dân sự được quy định như sau:
- Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
- Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Việc hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự được thực hiện trong những trường hợp nào?
Tại Điều 354 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự trong các trường hợp sau:
- Khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể thông báo.
- Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý. Việc thực hiện nghĩa vụ khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn.
Bên cạnh đó, tại Điều 355 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ như sau:
- Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ là khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ đã thực hiện nhưng bên có quyền không tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ đó.
- Trường hợp chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì bên có nghĩa vụ có thể gửi tài sản tại nơi nhận gửi giữ tài sản hoặc áp dụng biện pháp cần thiết khác để bảo quản tài sản và có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý. Trường hợp tài sản được gửi giữ thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền.
- Đối với tài sản có nguy cơ bị hư hỏng thì bên có nghĩa vụ có quyền bán tài sản đó và phải thông báo ngay cho bên có quyền, trả cho bên có quyền khoản tiền thu được từ việc bán tài sản sau khi trừ chi phí hợp lý để bảo quản và bán tài sản đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?