Các trường hợp cần phải tổ chức đối thoại khi giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân theo quy định mới nhất?
Các trường hợp đối thoại khi giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 23/2022/TT-BCA quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về các trường hợp đối thoại khi giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân cụ thể như sau:
- Trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại quyết định kỷ luật, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại. Đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau;
- Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại
Trường hợp người giải quyết khiếu nại lần hai là Bộ trưởng: trực tiếp đối thoại đối với các khiếu nại phức tạp (có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, có nhiều ý kiến khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải quyết, người khiếu nại có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội). Đối với các trường hợp khác, Bộ trưởng giao đồng chí Thứ trưởng phụ trách hoặc Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh tổ chức đối thoại với người khiếu nại (sau đây gọi chung là người chủ trì đối thoại). Trong quá trình đối thoại, người chủ trì đối thoại phải kịp thời báo cáo người giải quyết khiếu nại về những nội dung phức tạp, vượt quá thẩm quyền; kết thúc đối thoại phải báo cáo người giải quyết khiếu nại về kết quả đối thoại và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
Tổ chức khiếu nại
Trình tự đối thoại khi giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân?
Tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 23/2022/TT-BCA quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về trình tự đối thoại khi giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân cụ thể như sau:
- Chuẩn bị đối thoại
Người chủ trì đối thoại xác định nội dung cần trao đổi, đối thoại; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan biết thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại trước 03 ngày làm việc;
- Thành phần tham gia đối thoại
Người chủ trì đối thoại, Tổ xác minh, người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và người giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có);
- Tiến hành đối thoại
Người chủ trì đối thoại kiểm tra thành phần tham gia đối thoại; hướng dẫn các bên cách thức, nội dung cần đối thoại; thông báo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại, người bị khiếu nại trình bày ý kiến về nội dung sự việc, bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu, nguyện vọng của mình (nếu có); ý kiến của đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và người giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có); kết thúc đối thoại, người chủ trì đối thoại kết luận về nội dung đối thoại.
Những thông tin khác liên quan tới cuộc đối thoại khi giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân?
Tại khoản 3 và khoản 4 Điều 20 Thông tư 23/2022/TT-BCA quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định cụ thể như sau:
(3) Việc đối thoại phải được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia; ghi rõ người dự và người vắng mặt, nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và có chữ ký của đại diện các bên. Biên bản được lập thành ba bản, người chủ trì đối thoại, người khiếu nại, người bị khiếu nại mỗi bên giữ một bản.
(4) Trường hợp đã gửi thông báo lần hai về việc tổ chức đối thoại nhưng người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại không đến, người chủ trì đối thoại lập biên bản chấm dứt đối thoại, đồng thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do gửi cho người khiếu nại hoặc người đại diện hợp pháp của người khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành văn bản.
Theo đó, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại với người khiếu nại trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại quyết định kỷ luật. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại.
Thông tư 23/2022/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 30/6/2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?