Các tiêu chí phân biệt cán bộ, công chức, viên chức đơn giản nhất? Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ nguồn nào?
- Định nghĩa về cán bộ, công chức, viên chức?
- Quy định về nơi công tác của cán bộ, công chức, viên chức?
- Quy định về hợp đồng làm việc của cán bộ, công chức, viên chức?
- Quy định về tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức?
- Quy định về hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức?
- Quy định về bảo hiểm thất nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức?
- Quy định về thời gian tập sự đối với cán bộ, công chức, viên chức?
Định nghĩa về cán bộ, công chức, viên chức?
Cán bộ:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về định nghĩa của cán bộ cụ thể như sau:
"Điều 4. Cán bộ, công chức
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước."
Cán bộ cấp xã, phường, thị trấn được định nghĩa tại khoản 3 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 cụ thể như sau:
"Điều 4. Cán bộ, công chức
...
3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước."
Công chức:
Đối với quy định về khái niệm công chức thì tại khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức 2008 (khoản này được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019) quy định về công chức cụ thể như sau:
"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:
...
“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”.
Viên chức:
Đối với định nghĩa về viên chức thì tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định cụ thể như sau:
"Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."
Các tiêu chí phân biệt cán bộ, công chức, viên chức đơn giản nhất? Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ nguồn nào?
Quy định về nơi công tác của cán bộ, công chức, viên chức?
Cán bộ:
Nơi công tác của cán bộ là trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Công chức:
Nơi công tác của công chức bao gồm:
- Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng);
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).
Viên chức:
Nơi công tác của viên chức bao gồm:
- Trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Quy định về hợp đồng làm việc của cán bộ, công chức, viên chức?
Cán bộ:
- Không làm việc theo chế độ hợp đồng
Công chức:
- Không làm việc theo chế độ hợp đồng
Viên chức:
- Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc
Quy định về tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức?
Cán bộ:
- Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
Công chức:
- Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước
Viên chức:
- Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Quy định về hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức?
Cán bộ:
+ Khiển trách
+ Cảnh cáo
+ Cách chức
+ Bãi nhiệm
Công chức:
+ Khiển trách
+ Cảnh cáo
+ Hạ bậc lương
+ Giáng chức
+ Cách chức
+ Buộc thôi việc
Viên chức:
+ Khiển trách
+ Cảnh cáo
+ Cách chức
+ Buộc thôi việc
Quy định về bảo hiểm thất nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức?
Cán bộ:
- Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Công chức:
- Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Viên chức:
- Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
Quy định về thời gian tập sự đối với cán bộ, công chức, viên chức?
Cán bộ:
- Không phải tập sự
Công chức:
+ 12 tháng với công chức loại C.
+ 06 tháng với công chức loại D.
Viên chức:
+ 12 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng bác sĩ là 09 tháng;
+ 09 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;
+ 06 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?