Các nội dung nào cần thể hiện trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
- Kế hoạch tuần tra, kiểm soát được tổ chức thực hiện như thế nào?
- Có cần phải thông báo công khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông hay không?
- Các nội dung nào cần thể hiện trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
- Các công việc cần thiết nào mà Cảnh sát giao thông cần phải làm khi kết thúc tuần tra, kiểm soát?
Kế hoạch tuần tra, kiểm soát được tổ chức thực hiện như thế nào?
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát được quy định tại Điều 15 Thông tư 65/2020/TT-BCA cụ thể như sau:
"Điều 15. Tổ chức thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm soát
1. Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông: Trước khi tuần tra, kiểm soát, Tổ trưởng phải phổ biến, quán triệt cho các tổ viên trong tổ về nội dung kế hoạch tuần tra, kiểm soát và những nội dung khác có liên quan; kiểm tra công tác chuẩn bị phục vụ việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; điểm danh quân số; kiểm tra trang phục; số hiệu Công an nhân dân và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; điều lệnh nội vụ; phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ; các biểu mẫu có liên quan; nhắc lại vị trí công tác, nhiệm vụ của từng tổ viên; phát lệnh tiến hành tuần tra, kiểm soát khi các điều kiện đã bảo đảm đầy đủ theo yêu cầu và an toàn.
2. Tổ viên: Nắm vững nội dung kế hoạch, nhiệm vụ, vị trí, hình thức thông tin liên lạc; chủ động thực hiện công tác chuẩn bị theo sự phân công của Tổ trưởng.
3. Phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí công cụ hỗ trợ trang bị cho một Tổ Cảnh sát giao thông phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; được thống kê cụ thể trong Sổ giao nhận và sử dụng phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ (theo mẫu quy định của Bộ Công an)."
06 nội dung nào cần thể hiện trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
Có cần phải thông báo công khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông hay không?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông cần phải thông báo công khai, cụ thể:
"Điều 14. Thông báo công khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát
1. Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo công khai các kế hoạch tuần tra, kiểm soát theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gồm:
a) Kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ;
b) Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông;
c) Kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên trên tuyến, địa bàn được phân công phụ trách.
2. Hình thức thông báo công khai
a) Niêm yết tại trụ sở tiếp công dân của đơn vị;
b) Đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông hoặc Cổng thông tin điện tử của Công an cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông;
c) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng;
d) Áp dụng các hình thức công khai khác theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung thông báo công khai (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này)
a) Đơn vị làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;
b) Tuyến đường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm;
c) Loại phương tiện, hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý;
d) Thời gian thực hiện kế hoạch."
Các nội dung nào cần thể hiện trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
Theo Điều 21 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì các nội dung cần thiết thể hiện trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ được quy định như sau:
"Điều 21. Ghi Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
1. Khi giải quyết xong từng vụ việc vi phạm phải ghi ngay vào Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.
2. Các vụ việc ghi ngắn gọn, rõ ràng và liên tục theo thứ tự thời gian, gồm: Thời gian (giờ, phút, ngày); địa điểm (km, địa danh, tuyến, địa bàn); kiểm tra phương tiện giao thông, biển số, người điều khiển phương tiện giao thông; hành vi vi phạm; biện pháp xử lý của Cảnh sát: Nhắc nhở, quyết định xử phạt cảnh cáo, phạt tiền (số thứ tự), biên bản đã lập (số thứ tự), việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp khác; vụ việc tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, hoạt động tội phạm và các vụ việc khác."
Các công việc cần thiết nào mà Cảnh sát giao thông cần phải làm khi kết thúc tuần tra, kiểm soát?
Các công việc cần thiết mà Cảnh sát giao thông cần phải làm khi kết thúc tuần tra, kiểm soát được quy định tại Điều 22 Thông tư 65/2020/TT-BCA cụ thể như sau:
"Điều 22. Kết thúc tuần tra, kiểm soát
Khi kết thúc thời gian tuần tra, kiểm soát, Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc sau:
1. Tổ trưởng phải họp tổ để rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, đề xuất ý kiến, ghi vào nhật ký trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ về tình hình trật tự, an toàn giao thông, kết quả kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính, những vấn đề khác có liên quan, ký xác nhận.
2. Báo cáo tình hình, kết quả của tổ.
3. Bàn giao cho cán bộ quản lý của đơn vị: Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính, các giấy tờ, phương tiện, tang vật bị tạm giữ, tiền phạt tại chỗ, các tài liệu, hình ảnh thu thập được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc các phương tiện khác; phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang bị khác. Việc bàn giao phải ghi vào sổ theo quy định, được người giao và người nhận ký, ghi rõ họ tên và phải chịu trách nhiệm trước thủ trưởng đơn vị về việc bàn giao."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?