Các ngày lễ trong tháng 6 năm 2023? Các sự kiện nổi bật diễn ra trong tháng 6 năm 2023 gồm những gì?
Các ngày lễ tháng 6 năm 2023?
Theo đó, trong tháng 06 sẽ có các ngày lễ, sự kiện nổi bật sau đây:
- Ngày Quốc tế Thiếu nhi (Ngày 01/6)
- Ngày lễ Phật đản 15/4 âm lịch (Ngày 02/6 dương lịch)
- Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (Ngày 05/6)
- Ngày Môi trường Thế giới (Ngày 05/6)
- Ngày Đại Dương Thế Giới (Ngày 08/6)
- Ngày Thế Giới Phòng Chống Lao Động Trẻ Em (Ngày 12/6)
- Ngày hiến máu thế giới (Ngày 14/6)
- Ngày của Cha (Ngày 18/6)
- Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (Ngày 21/6)
- Ngày Quốc tế Yoga (Ngày 21/6)
- Ngày quốc tế phòng, chống lạm dụng ma túy (Ngày 26/6)
- Ngày hội Gia đình Việt Nam (Ngày 28/6)
Các ngày lễ trong tháng 06 năm 2023
Kế hoạch tổ chức Ngày hội Gia đình Việt Nam 2023?
Theo hướng dẫn tại Quyết định 1308/QÐ-BVHTTDL 2023 thì:
Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2023 là hoạt động chào mừng kỷ niệm Ngày gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2023) nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt, là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hạnh phúc gia đình, gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình.
- Ngày hội được tổ chức với nhiều hoạt động văn hóa đa dạng; nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc gìn giữ, xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc.
Thời gian tổ chức: Từ ngày 23/6 đến ngày 25/6/2023.
Địa điểm: Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2, Phố Hoa Lư, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
Các hoạt động ngày môi trường Thế giới là gì?
Theo hướng dẫn tại Công văn 3556/BTNMT-TTTT, để hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, đơn vị quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động, như sau:
- Tổ chức tuyên truyền và thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường; thực hiện hiệu quả Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 - 2025” tại Quyết định 175/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2021; Chỉ thị 33/CT-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Đề án “Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam” tại Quyết định 1316/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ...
- Xây dựng ban hành quy định, cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường, doanh nghiệp tái chế. Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ tiên tiến để tái chế chất thải nhựa trở thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải nhựa. Thực hiện thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn.
- Các cơ quan truyền thông đại chúng tăng thời lượng, tần suất tuyên truyền về các hoạt động, nhiệm vụ, nội dung, chủ đề về bảo vệ môi trường. Trong đó, tập trung tuyên truyền các mô hình điển hình trong việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn. Đa dạng các công cụ, phương thức tuyên truyền; vận dụng nền tảng công nghệ và mạng xã hội để truyền thông “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, cho hành động “Chống ô nhiễm nhựa” để tạo sự lan tỏa, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân.
- Thực hiện nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc tổ chức thu gom, phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nhựa tại nguồn. Đối với các tỉnh/thành phố cần có ít nhất 01 mô hình cụ thể về “Chống ô nhiễm nhựa” hiệu quả tại địa phương. Ra quân dọn, xử lý rác tại các điểm đen và ô nhiễm rác thải nhựa ở sông, hồ, bờ biển. Đồng thời, phát hiện, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân và cộng đồng, doanh nghiệp có thành tích, sáng kiến tiêu biểu trong hoạt động bảo vệ môi trường; nhất là giải pháp, sáng kiến giảm rác thải nhựa.
- Căn cứ tình hình thực tế, cao điểm từ cuối tháng 5 đến kết thúc tháng 6 năm 2023, đồng loạt tổ chức các hoạt động cộng đồng như: Mít tinh, phong trào ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom, xử lý chất thải. Phát động Chiến dịch chung tay giảm thiểu rác thải nhựa bằng các hành động thiết thực như thành lập liên minh nói không với túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần; đẩy mạnh hoạt động thu hồi, tái chế, tái sử dụng túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần; khuyến khích người tiêu dùng, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Treo băng rôn, pano, áp phích (khuyến khích thiết kế từ các vật liệu có tính thân thiện môi trường) tại các cơ quan, đơn vị, địa điểm công cộng phù hợp để đẩy mạnh tuyên truyền chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2023 đạt tính lan tỏa cao (khẩu hiệu tuyên truyền tại Phụ lục số 01).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác định nơi cư trú của người không có nơi thường trú, tạm trú mới từ 10/01/2025 thế nào?
- Dẫn chương trình Hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm 2024? Mẫu lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết Đảng bộ?
- Xe ô tô tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi có thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ?
- Người vi phạm hành chính có quyết định xử phạt hành chính đã lâu chưa đóng phạt thì có được xem là chưa bị xử phạt hành chính không?
- Việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá được pháp luật quy định như thế nào?