Các loại hư hỏng thường gặp trên mặt đường Bê tông xi măng? Tiêu chuẩn kỹ thuật mặt đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025?
Các loại hư hỏng thường gặp mặt đường Bê tông xi măng?
Căn cứ Bảng D.2 Phụ lục D ban hành kèm theo Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về các dạng hư hỏng thưởng gặp trên đường giao thông nông thôn như sau:
Bảng D.2. Các loại hư hỏng thường gặp mặt đường Bê tông xi măng
Như vậy, các loại hư hỏng thường gặp mặt đường Bê tông xi măng được quy định như trên gồm 09 loại hư hỏng thường gặp mặt đường Bê tông xi măng như trên.
Các loại hư hỏng thường gặp trên mặt đường Bê tông xi măng? Tiêu chuẩn kỹ thuật mặt đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025? (Hình từ internet)
Hướng dẫn chỉ tiêu Bê tông xi măng hóa đạt 100%?
Căn cứ Mục 3 Chương I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về chỉ tiêu bê tông xi măng hóa như sau:
"3. Hướng dẫn một số chỉ tiêu thuộc tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới
3.1. Đối với chỉ tiêu 2.1 được đánh giá là “Đạt” khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có 100% số xã trên địa bàn huyện có đường ô tô kết nối với đường huyện và các trung tâm hành chính, đảm bảo đi lại thuận tiện quanh năm; tỷ lệ mặt đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa đạt 100%;
- 100% đường huyện được bảo trì hàng năm."
Căn cứ Mục 4 Chương I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về chỉ tiêu bê tông xi măng hóa như sau:
"4. Hướng dẫn một số chỉ tiêu thuộc tiêu chí về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới nâng cao:
4.1. Đối với chỉ tiêu 2.1 được đánh giá là “Đạt” khi đáp ứng các yêu cầu sau:
- Có 100% các xã, các vùng liền kề có hệ thống đường huyện, đường xã kết nối các trung tâm hành chính, liên vùng, vùng nguyên liệu tập trung với nhau, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; tỷ lệ mặt đường huyện, đường xã kết nối được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa đạt 100%;
- Có 100% đường huyện qua khu vực đô thị đáp ứng tiêu chuẩn đường đô thị. sau:"
Như vậy, chỉ tiêu bê tông xi măng hóa về giao thông trong Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao đạt 100%.
Tiêu chuẩn kỹ thuật mặt đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025?
Căn cứ Mục 4 Chương II Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 932/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về lực chọn quy mô đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 quy định như sau:
"4. Tiêu chuẩn kỹ thuật mặt đường
4.1. Mặt đường là bộ phận chịu tác dụng trực tiếp của bánh xe của các phương tiện cơ giới và thô sơ, cũng như chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu (mưa, nắng, nhiệt độ, gió...). Vì vậy, để cho các phương tiện giao thông đi lại được dễ dàng mặt đường cần thỏa mãn các điều kiện sau:
- Phải đủ độ bền vững (đủ cường độ) dưới tác dụng của tải trọng truyền trực tiếp qua bánh xe xuống mặt đường (đặc biệt là với loại xe súc vật bánh cứng) cũng như tác dụng của thời tiết, khí hậu.
- Phải đủ độ bằng phẳng để xe đi lại êm thuận và mặt đường không bị đọng nước.
4.2. Độ dốc ngang mặt đường GTNT tùy thuộc vào lượng mưa vùng và loại mặt đường cụ thể. Độ dốc ngang phần mặt đường yêu cầu từ 2% đến 4% (loại mặt đường là bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng lấy trị số thấp, loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước lấy trị số cao), phần lề đường từ 4% đến 5%.
4.3. Cần phải bố trí rãnh xương cá trên phần lề đường để nước trong móng đường có thể thoát ra ngoài nhất là đối với loại mặt đường không có lớp phủ mặt kín nước. Khoảng cách rãnh xương cá thường là 50 m được bố trí so le về hai phía dọc theo tuyến đường. Kích thước rãnh xương cá thường là hình thang có đáy lớn 50 cm quay vào phía trong, đáy nhỏ 30 cm quay ra phía ngoài và hướng theo chiều nước chảy, chiều sâu tới nền đường và phủ mặt phía trên bằng vật liệu kết cấu lề đường. Vật liệu làm rãnh xương cá dùng đá dăm cấp phối có kích thước từ 1,0 cm đến 4,0 cm.
4.4. Trong đường cong nếu phải mở rộng nền đường như quy định ở Điểm 5.3.4 TCVN 10380:2014 “Đường Giao thông nông thôn - Yêu cầu thiết kế” thì mặt đường cũng cần được mở rộng tương ứng và nên có độ dốc nghiêng về phía bụng.
4.5. Nên tận dụng các loại vật liệu sẵn có của địa phương để làm mặt đường nhằm giảm giá thành xây dựng đường như: đá dăm, cấp phối đá dăm, đá thải từ các mỏ đá, xỉ lò các loại, đá chẻ (đá lát), gạch lát, gạch vỡ, cuội sỏi, cát sỏi, đất đồi lẫn sỏi sạn (sỏi ong). Có thể kết hợp, phối trộn các loại vật liệu trên đây để cải thiện khả năng chịu lực, khả năng ổn định của lớp vật liệu mặt đường trước tác động của thiên nhiên.
4.6. Tùy theo cấp hạng kỹ thuật, điều kiện kinh tế cho phép nhất là đối với những khu vực kinh tế phát triển, có thể sử dụng mặt đường một hoặc nhiều lớp (bao gồm cả lớp móng) như là: mặt đường cấp phối đá dăm láng nhựa, đất tại chỗ gia cố vôi, xi măng găm đá láng nhựa, đá gia cố xi măng láng nhựa, bê tông xi măng đầm lăn, bê tông nhựa, bê tông xi măng. Khi áp dụng các loại kết cấu mặt đường này tuân thủ theo các quy định hiện hành."
Trên đây là hướng dẫn các loại hư hỏng thường gặp trên mặt đường Bê tông xi măng và tiêu chuẩn kỹ thuật mặt đường giao thông nông thôn giai đoạn 2021-2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?