Các hình thức luân chuyển tài nguyên thông tin? Luân chuyển tài nguyên thông tin đến các điểm ngoài trụ sở thư viện thế nào?

"Tôi muốn hỏi quy định về hình thức luân chuyển tài nguyên thông tin? Thực hiện luân chuyển tài nguyên thông tin đến các điểm ngoài trụ sở thư viện như thế nào? Hy vọng được TVPL hỗ trợ giúp đỡ. Cảm ơn TVPL rất nhiều?" - Đây là câu hỏi của chị Anh Lan đến từ Bến Tre.

Các hình thức luân chuyển tài nguyên thông tin?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BVHTTDL quy định về hình thức luân chuyển tài nguyên thông tin cụ thể như sau:

Hình thức luân chuyển tài nguyên thông tin bao gồm:

- Luân chuyển đến các điểm ngoài trụ sở thư viện đối với các tài nguyên thông tin là tài liệu in, tài liệu viết tay, tài liệu nghe, nhìn, tài liệu vi dạng gồm vi phim, vi phiếu, tài liệu đặc biệt cho người khuyết tật và các tài liệu dạng vật chất khác;

- Luân chuyển thông qua không gian mạng đối với tài nguyên thông tin là tài liệu số.

Quy định về hình thức luân chuyển tài nguyên thông tin? Thực hiện luân chuyển tài nguyên thông tin đến các điểm ngoài trụ sở thư viện như thế nào?

Các hình thức luân chuyển tài nguyên thông tin? Luân chuyển tài nguyên thông tin đến các điểm ngoài trụ sở thư viện thế nào? (Hình từ Internet)

Thực hiện luân chuyển tài nguyên thông tin đến các điểm ngoài trụ sở thư viện như thế nào?

Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BVHTTDL quy định về việc thực hiện luân chuyển tài nguyên thông tin đến các điểm ngoài trụ sở thư viện cụ thể như sau:

Luân chuyển tài nguyên thông tin quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:

- Xây dựng kế hoạch, lựa chọn địa điểm luân chuyển, ưu tiên đối với các điểm xa trung tâm, điểm có thư viện huyện, xã, các tủ sách khu dân cư, nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, các trường học và các điểm khác có phục vụ sách, báo cho cộng đồng gặp khó khăn về tài nguyên thông tin hoặc nhu cầu của người dân về sử dụng thư viện cao;

- Lựa chọn tài nguyên thông tin là tài liệu in để thực hiện luân chuyển theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 5 Thông tư này và không đồng thời là tài nguyên thông tin được lựa chọn để phục vụ lưu động theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;

- Thời gian luân chuyển tài nguyên thông tin nhiều nhất là 06 tháng với 01 điểm luân chuyển.

Đối với các điểm luân chuyển ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, thời gian luân chuyển tài nguyên thông tin do thư viện thực hiện luân chuyển quyết định nhưng phải bảo đảm tính lưu thông trong phục vụ tài nguyên thông tin tại các điểm luân chuyển;

- Thực hiện bàn giao tài nguyên thông tin cho điểm luân chuyển, thư viện có trách nhiệm:

+ Lập biên bản bàn giao tài nguyên thông tin luân chuyển theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này; cung cấp danh mục tài nguyên thông tin đã bàn giao cho người phụ trách điểm luân chuyển;

+ Hướng dẫn cho người phụ trách điểm luân chuyển về phương pháp tổ chức, bảo quản tài nguyên thông tin và phục vụ người sử dụng;

+ Yêu cầu người phụ trách điểm luân chuyển thực hiện đánh giá mức độ sử dụng tài nguyên thông tin và nhu cầu của người sử dụng;

+ Tổng hợp kết quả sử dụng tài nguyên thông tin của các điểm luân chuyển làm căn cứ xây dựng danh mục tài nguyên thông tin dự kiến luân chuyển tiếp theo cho từng điểm luân chuyển.

- Thực hiện kiểm kê số lượng, thống kê tài nguyên thông tin bị hư hại, bị mất để có phương án phục chế, thanh lọc theo quy định. Tài nguyên thông tin bị hư hại không còn khả năng phục chế hoặc bị mất được đưa vào danh mục đề nghị thanh lọc theo quy định của pháp luật.

Thực hiện luân chuyển tài nguyên thông tin qua không gian mạng như thế nào?

Đối với quy định về việc thực hiện luân chuyển tài nguyên thông tin qua không gian mạng thì tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 05/2022/TT-BVHTTDL quy định cụ thể như sau:

Luân chuyển tài nguyên thông tin quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này thực hiện thông qua hoạt động chia sẻ tài liệu số quy định tại Điều 7 Thông tư này.

Điều 7 Thông tư 05/2022/TT-BVHTTDL quy định:

"Điều 7. Chia sẻ tài liệu số
1. Căn cứ nhu cầu sử dụng tài liệu số hằng năm của người sử dụng, thư viện xây dựng danh mục tài nguyên thông tin, kế hoạch liên kết, chia sẻ tài liệu số đến các thư viện, điểm phục vụ trên địa bàn.
2. Tiếp nhận xuất bản phẩm, mua quyền truy cập cơ sở dữ liệu, tài liệu số, tài nguyên thông tin mở, tài nguyên thông tin thuộc về công chúng, sản phẩm thông tin thư viện ở dạng số do thư viện thực hiện và tài nguyên thông tin trực tuyến có giá trị khác.
Việc bổ sung tài liệu số phải bảo đảm tính tương thích về mặt kỹ thuật để các điểm luân chuyển thuận tiện trong việc khai thác, sử dụng. Tài liệu số được lựa chọn để chia sẻ không thuộc tài nguyên thông tin hạn chế sử dụng theo quy định của pháp luật.
3. Việc chia sẻ tài liệu số tuân thủ cơ chế liên thông thư viện theo quy định tại Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện.
4. Thư viện thực hiện chia sẻ tài liệu số có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn cho người phụ trách điểm luân chuyển truy cập, bảo quản, bảo mật và khai thác tài liệu số phục vụ người sử dụng;
b) Yêu cầu người phụ trách điểm luân chuyển thống kê mức độ sử dụng tài nguyên thông tin của người sử dụng;
c) Tổng hợp kết quả sử dụng của các điểm luân chuyển làm căn cứ xây dựng danh mục dự kiến chia sẻ tiếp theo."

Thông tư 05/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2022.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Tài nguyên thông tin Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Tài nguyên thông tin
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quy định về tiêu chuẩn về tài nguyên thông tin của thư viện trường tiểu học?
Pháp luật
Tài nguyên thông tin mở là gì? Xây dựng tài nguyên thông tin mở có thuộc một trong các nội dung được nhà nước đầu tư cho thư viện công lập không?
Pháp luật
Trong hoạt động xây dựng tài nguyên thông tin, thư viện có phải thực hiện việc thanh lọc tài nguyên thông tin không?
Pháp luật
Tài nguyên thông tin về vấn đề dân tộc, tôn giáo có bị hạn chế sử dụng trong thư viện hay không?
Pháp luật
Trong lĩnh vực thư viện thì tài nguyên thông tin là gì? Tài nguyên thông tin nào bị hạn chế sử dụng trong thư viện?
Pháp luật
Nội dung về tài nguyên thông tin có được thư viện thực hiện truyền thông hay không và tài nguyên thông tin được bảo quản như thế nào?
Pháp luật
Chuyển dạng tài nguyên thông tin có bao nhiêu hình thức và bao gồm những hình thức nào theo quy định?
Pháp luật
Trong việc hợp tác thu thập, bổ sung và sử dụng tài nguyên thông tin thì các thư viện tham gia nhóm thực hiện phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Các cơ quan nào có quyền lưu giữ những tài nguyên thông tin bị hạn chế sử dụng trong thư viện? Các tài nguyên nào thuộc loại thông tin bị hạn chế sử dụng trong thư viện?
Pháp luật
Tài nguyên thông tin thư viện là gì? Việc xây dựng tài nguyên thông tin thư viện gồm những gì và được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Kho bảo quản tài nguyên thông tin của thư viện công lập phải bảo đảm các yêu cầu nào? Trang thiết bị, dụng cụ bảo quản gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên thông tin
2,003 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài nguyên thông tin

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên thông tin

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào