Các hình thức công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị theo Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở 2022 gồm những gì?
- Các hình thức công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị theo Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở 2022 gồm những gì?
- Người đứng đầu cơ quan phải công khai nội dung trong bao lâu sau khi có quyết định hoặc văn bản từ cơ quan có thẩm quyền?
- Những nội dung người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai như thế nào?
Các hình thức công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị theo Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở 2022 gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về hình thức công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị như sau:
Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị
1. Các hình thức công khai thông tin bao gồm:
a) Niêm yết thông tin;
b) Thông báo qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị;
c) Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị;
d) Thông báo bằng văn bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị;
đ) Thông qua người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị để thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;
e) Thông báo bằng văn bản đến tổ chức đảng, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị để thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị;
g) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, theo Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở 2022, các hình thức công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị bao gồm:
(1) Niêm yết thông tin;
(2) Thông báo qua hệ thống thông tin nội bộ hoặc đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị;
(3) Thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị;
(4) Thông báo bằng văn bản đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị;
(5) Thông qua người phụ trách các bộ phận của cơ quan, đơn vị để thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;
(6) Thông báo bằng văn bản đến tổ chức đảng, Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị để thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan, đơn vị;
(7) Các hình thức khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
Các hình thức công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị theo Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở 2022 gồm những gì? (Hình ảnh Internet)
Người đứng đầu cơ quan phải công khai nội dung trong bao lâu sau khi có quyết định hoặc văn bản từ cơ quan có thẩm quyền?
Căn cứ khoản 2 Điều 47 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về thời giạn công khai nội dunng kể từ khi có quyết định hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền như sau:
Hình thức và thời điểm công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị
...
2. Nội dung thông tin quy định tại Điều 46 của Luật này phải được công khai chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về nội dung cần công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai nội dung trong vòng chậm nhất là 05 ngày làm việc, sau khi có quyết định hoặc văn bản từ cơ quan có thẩm quyền.
Những nội dung người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai như thế nào?
Căn cứ theo Điều 46 Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở 2022 quy định những nội dung người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai như sau:
Trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai trong nội bộ cơ quan, đơn vị các nội dung sau đây:
(1) Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị;
(2) Kế hoạch công tác hằng năm, hằng quý, hằng tháng của cơ quan, đơn vị;
(3) Số liệu, báo cáo thuyết minh dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định và các nguồn tài chính khác; tình hình thực hiện dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị; kết quả thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước (nếu có);
(4) Tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công; tình hình đầu tư xây dựng, mua sắm, giao, thuê, sử dụng, thu hồi, điều chuyển, chuyển đổi công năng, bán, thanh lý, tiêu hủy và hình thức xử lý khác đối với tài sản công; tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công được giao quản lý, sử dụng;
(5) Nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công; nguyên tắc, tiêu chí, căn cứ xác định danh mục dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; kế hoạch, chương trình đầu tư công của cơ quan, đơn vị, vốn bố trí theo từng năm, tiến độ thực hiện và giải ngân vốn chương trình đầu tư công; kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm gồm danh mục dự án và mức vốn đầu tư công cho từng dự án; tình hình huy động các nguồn lực và nguồn vốn khác tham gia thực hiện dự án đầu tư công; tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án; tiến độ thực hiện và giải ngân của dự án; kết quả nghiệm thu, đánh giá chương trình, dự án; quyết toán vốn đầu tư công;
(6) Việc tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, quy hoạch, chuyển đổi vị trí công tác; hợp đồng làm việc, thay đổi chức danh nghề nghiệp, thay đổi vị trí việc làm, chấm dứt hợp đồng làm việc; đi công tác nước ngoài; giải quyết chế độ, nâng bậc lương, nâng ngạch, đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch và việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị;
(7) Kết luận của cấp có thẩm quyền về vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, đơn vị; bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ phải kê khai theo quy định của pháp luật;
(8) Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trong nội bộ cơ quan, đơn vị;
(9) Nội quy, quy chế, quy định của cơ quan, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị;
(10) Kết quả tổng hợp ý kiến và giải trình, tiếp thu ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến quy định tại Điều 53 Luật Thực hiện Dân chủ ở cơ sở 2022;
(11) Văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý cấp trên liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị;
(12) Nội dung khác theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam không?
- Sản phẩm tư vấn theo hợp đồng tư vấn xây dựng bị khiếu nại về bản quyền thì Chủ đầu tư hay Nhà thầu tư vấn chịu trách nhiệm?
- Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở có được sử dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp không?
- Có được quảng cáo trên bìa của một tạp chí không? Cơ quan báo chí quảng cáo trên bìa của một tạp chí bị phạt bao nhiêu?
- Chỉ được áp dụng biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ khi nào?