Các bước lập hồ sơ thanh tra từ ngày 15/8/2024 như thế nào? Trình tự lập hồ sơ thanh tra ra sao?
Các bước lập hồ sơ thanh tra từ ngày 15/8/2024 như thế nào? Trình tự lập hồ sơ thanh tra ra sao?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 06/2024/TT-TTCP quy định về trình tự lập hồ sơ thanh tra thực hiện như sau:
- Bước 1: Mở hồ sơ
+ Hồ sơ được mở từ ngày người có thẩm quyền ký ban hành quyết định thanh tra;
+ Căn cứ vào kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt, người được giao lập hồ sơ mở và cập nhật thông tin ban đầu về hồ sơ.
- Bước 2: Thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu vào hồ sơ
+ Người được giao lập hồ sơ có trách nhiệm thu thập, cập nhật văn bản, tài liệu trong quá trình thanh tra vào hồ sơ đã mở, bảo đảm sự chính xác, toàn vẹn, hệ thống và đầy đủ của hồ sơ;
+ Các văn bản, tài liệu trong hồ sơ phải được sắp xếp theo nhóm quy định tại Điều 7 của Thông tư 06/2024/TT-TTCP.
- Bước 3: Kết thúc hồ sơ
+ Hồ sơ được kết thúc vào ngày người có thẩm quyền ban hành văn bản tổ chức thực hiện kết luận thanh tra;
+ Người được giao lập hồ sơ có trách nhiệm rà soát lại toàn bộ văn bản, tài liệu có trong hồ sơ; loại bản trùng, bản nháp ra khỏi hồ sơ; chỉnh sửa tiêu đề, số và ký hiệu hồ sơ cho phù hợp; hoàn thiện và kết thúc hồ sơ.
Các bước lập hồ sơ thanh tra từ ngày 15/8/2024 như thế nào? Trình tự lập hồ sơ thanh tra ra sao? (Hình ảnh Internet)
Các nhóm văn bản trong hồ sơ thanh tra như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 06/2024/TT-TTCP quy định về hồ sơ thanh tra bao gồm:
(1) Nhóm 1 về các văn bản chủ yếu, bao gồm:
- Văn bản chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền là căn cứ ra quyết định thanh tra (nếu có);
- Báo cáo kết quả thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra (nếu có);
- Quyết định thanh tra; văn bản đình chỉ, bổ sung, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra (nếu có);
- Kế hoạch tiến hành thanh tra; kế hoạch sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra (nếu có);
- Báo cáo kết quả thanh tra;
- Các văn bản kết luận, chỉ đạo xử lý, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra hoặc cấp có thẩm quyền; văn bản thực hiện quyền của người ra quyết định thanh tra;
- Quyết định gia hạn thời hạn thanh tra, quyết định tạm dừng cuộc thanh tra, quyết định tiếp tục cuộc thanh tra, quyết định đình chỉ cuộc thanh tra (nếu có);
- Kết luận thanh tra;
- Văn bản kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc, tài liệu có liên quan đến cơ quan điều tra; văn bản thông báo kết quả giải quyết vụ việc của cơ quan điều tra (nếu có);
- Văn bản công khai kết luận thanh tra;
- Văn bản tổ chức thực hiện kết luận thanh tra.
(2) Nhóm 2 về các văn bản, tài liệu do Đoàn thanh tra ban hành trong quá trình thực hiện thanh tra, bao gồm:
- Văn bản, đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo về nội dung thanh tra;
- Biên bản công bố quyết định thanh tra;
- Biên bản do Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra lập khi làm việc với đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung thanh tra;
- Báo cáo tiến độ, tình hình thực hiện nhiệm vụ thanh tra với người ra quyết định thanh tra;
- Văn bản, quyết định thực hiện quyền của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra (nếu có);
- Văn bản, báo cáo xác minh các nội dung thanh tra của Đoàn thanh tra hoặc các thành viên Đoàn thanh tra;
- Văn bản, báo cáo người ra quyết định thanh tra, văn bản thông báo với đối tượng thanh tra về việc kết thúc thanh tra trực tiếp;
- Văn bản phân công nhiệm vụ của Trưởng đoàn thanh tra cho thành viên Đoàn thanh tra; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra;
- Biên bản họp của Đoàn thanh tra về dự thảo báo cáo kết quả thanh tra;
- Biên bản làm việc với đối tượng thanh tra về việc giải trình tại cuộc họp đối với nội dung của dự thảo kết luận thanh tra (nếu có);
- Biên bản họp, làm việc của người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra với Đoàn thanh tra và thông báo ý kiến kết luận của người chủ trì họp, làm việc (nếu có);
- Văn bản bảo lưu ý kiến của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra (nếu có) đối với dự thảo báo cáo kết quả thanh tra, dự thảo kết luận thanh tra;
- Nhật ký Đoàn thanh tra;
- Biên bản họp tổng kết hoạt động của Đoàn thanh tra.
(3) Nhóm 3 về văn bản, tài liệu do đối tượng thanh tra cung cấp, bao gồm:
- Văn bản, báo cáo của đối tượng thanh tra theo đề cương, yêu cầu của Đoàn thanh tra;
- Thông tin, tài liệu do đối tượng thanh tra cung cấp có liên quan đến nội dung thanh tra trong quá trình thanh tra;
- Thông tin, tài liệu do đối tượng thanh tra cung cấp, giải trình về các nội dung của dự thảo kết luận thanh tra (nếu có).
(4) Nhóm 4 về các văn bản, tài liệu khác, bao gồm:
- Dự thảo kết luận thanh tra trình người ra quyết định thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, dự thảo kết luận thanh tra gửi thẩm định (nếu có);
- Văn bản báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp về dự thảo kết luận thanh tra; văn bản ghi ý kiến của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp về dự thảo kết luận thanh tra; văn bản tiếp thu, giải trình các ý kiến của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp về dự thảo kết luận thanh tra (nếu có);
- Văn bản xin ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về một hoặc một số nội dung của dự thảo kết luận thanh tra; văn bản trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân về nội dung được xin ý kiến (nếu có);
- Quyết định giám sát, kế hoạch giám sát, báo cáo kết quả giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra và các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
- Văn bản phân công thẩm định dự thảo kết luận thanh tra; báo cáo kết quả thẩm định dự thảo kết luận thanh tra; báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định dự thảo kết luận thanh tra và các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
- Văn bản cung cấp thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có);
- Văn bản trưng cầu giám định, kết luận giám định và các tài liệu khác có liên quan (nếu có);
- Đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh và văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh liên quan đến trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra (nếu có);
- Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Khi nào Thông tư 06/2024/TT-TTCP có hiệu lực?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 06/2024/TT-TTCP quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.
Như vậy, Thông tư 06/2024/TT-TTCP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm kết nối là gì? Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng có được xem là cổng trung kế của các tổng đài kết nối không?
- Không sử dụng đất trồng cây hằng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Định mức KT-KT quy định mấy mức độ cung cấp thông tin, dữ liệu quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước theo Thông tư 07?
- Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 2024? Bài phát biểu ngày đại đoàn kết khu dân cư của lãnh đạo?
- Lời chúc ngày 20 11 dành cho cô giáo mầm non hay, ý nghĩa? Phụ huynh học sinh có được tặng quà cho cô giáo mầm non nhân ngày 20 11?