Cá nhân có được kinh doanh vàng trang sức không? Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh mua bán vàng trang sức năm 2022?
Cá nhân có được kinh doanh vàng trang sức?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng:
Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ.
Theo đó, điều kiện kinh doanh vàng trang sức phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. Do vậy, khi cá nhân muốn kinh doanh vàng trang sức thì bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý
...
7. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Như vậy, kinh doanh vàng trang sức là hoạt động kinh doanh có điều kiện, tuy nhiên chỉ cần có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không cần đáp ứng thêm điều kiện cấp Giấy phép riêng như đối với kinh doanh vàng miếng).
Cá nhân có được kinh doanh vàng trang sức không? Hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh mua bán vàng trang sức năm 2022? (Hình từ internet)
Hồ sơ đăng ký kinh doanh mua bán vàng trang sức bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng:
Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
Doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Do vậy, cá nhân, tổ chức có thể tiến hành chuẩn bị hồ sơ thành lập một trong các loại hình doanh nghiệp sau để đăng ký kinh doanh vàng trang sức: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên); Công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có hồ sơ thành lập khác nhau.
* Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân:
- Xem chi tiết quy định tại Điều 19 Luật Doanh nghiệp 2020 và hướng dẫn tại Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về hồ sơ thành lập công ty hợp danh.
* Hồ sơ thành lập công ty hợp danh:
- Xem chi tiết quy định tại Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020 và hướng dẫn tại Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về hồ sơ thành lập công ty hợp danh.
* Hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn:
- Xem chi tiết quy định tại Điều 21 Luật Doanh nghiệp 2020 và hướng dẫn tại Điều 23, Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên).
* Hồ sơ thành lập Công ty cổ phần:
- Xem chi tiết quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2020 và hướng dẫn tại Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về hồ sơ thành lập công ty cổ phần.
Như vậy, cá nhân tổ chức lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà mình muốn để đăng ký kinh doanh vàng trang sức. Lưu ý phải có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký kinh doanh mua bán vàng trang sức năm 2022?
Căn cứ quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về thủ tục đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
- Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
- Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
- Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử (xem hướng dẫn chi tiết tại Chương V Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Bước 3: Trong khoản thời gian nêu tại bước 2, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Người thành lập công ty hoặc người được uỷ quyền nhận kết quả.
Bước 4: Công bố thông tin doanh nghiệp và thực hiện khắc dấu.
Trên đây là thông tin cơ bản về thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay để việc đăng ký doanh nghiệp thuận tiện hơn, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. Tại đây sẽ hướng dẫn toàn bộ thủ tục và biểu mẫu để thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp phù hợp với từng loại hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?