Bộ Y tế đánh giá tình hình thực hiện và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2023 như thế nào?
- Bộ Y tế đánh giá tình hình thực hiện và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 như thế nào?
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành y tế, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, xác định các vướng mắc, bất cập như thế nào?
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các khó khăn vướng mắc, xử lý vi phạm như thế nào?
Ngày 26/7/2023, Bộ Y tế ban hành Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023 về việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân năm 2024.
Bộ Y tế đánh giá tình hình thực hiện và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 như thế nào?
Căn cứ tại Mục 1 Chương I Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023, Bộ y tế đánh giá tình hình thực hiện và dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân như sau:
- Trong các chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 theo Nghị quyết 68/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ, ngành y tế được giao 03 chỉ tiêu chủ yếu là:
+ Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt 12 bác sĩ: Thực hiện 6 tháng thống kê sơ bộ là 12 bác sĩ; ước thực hiện cả năm là 12,5 bác sĩ, vượt chỉ tiêu được giao.
+ Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt 32 giường bệnh: Thực hiện 6 tháng thống kê sơ bộ là 31,5 giường bệnh; ước thực hiện cả năm là 32 giường bệnh, đạt chỉ tiêu được giao.
+ Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,2% dân số: Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến 30/6/2023 thực hiện là 92% dân số; ước thực hiện cả năm là 93,2% dân số, phấn đấu đạt chỉ tiêu được giao (theo như các năm trước tỷ lệ đóng BHYT tăng vào cuối năm).
- Chỉ tiêu cụ thể cho ngành, lĩnh vực năm 2023 được giao tại Phụ lục 3 Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2023: Bộ Y tế dự báo khả năng có thể đạt được các chỉ tiêu được giao, cụ thể như bảng ở dưới đây:
Xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành y tế, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, xác định các vướng mắc, bất cập như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Chương I Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023, Bộ y tế tập trung công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành y tế, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, xác định các vướng mắc, bất cập như sau:
- Tập trung công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành y tế, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, xác định các vướng mắc, bất cập để kịp thời sửa đổi, bổ sung, đề xuất các cơ chế đặc thù của ngành y tế.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Y tế đã tham mưu trình Quốc hội ban hành: Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023; Nghị quyết 80/2023/QH15 về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024, Nghị quyết 99/2023/QH15 giám sát chuyên đề việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.
Bộ Y tế đã trình Chính phủ ban hành 02 Nghị định, 02 Nghị quyết. Thủ tướng Chính phủ ban hành 03 Quyết định.
Bộ Y tế ban hành 15 Thông tư theo thẩm quyền, trong đó nhiều văn bản nhằm giải quyết các khó khăn vướng mắc lớn của ngành như: cấp ngân sách trung ương mua vắc xin tiêm chủng mở rộng, quản lý trang thiết bị y tế, xây dựng giá gói thầu lĩnh vực trang thiết bị y tế, quy định đấu thầu thuốc, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu.
- Ban hành Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2025. Tiếp tục hoàn thiện và trình Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045...
- Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngành y tế và tổ chức thực thi pháp luật. Tiếp tục thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương ban hành liên quan đến y tế.
Bộ Y tế xây dựng kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân mới nhất năm 2024 như thế nào? (Hình từ internet)
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các khó khăn vướng mắc, xử lý vi phạm như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Chương I Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023, Bộ y tế tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc, xử lý vi phạm như sau:
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực cấp phép lưu hành thuốc, trang thiết bị y tế. Duy trì dịch vụ công cấp độ 4 tất cả dịch vụ công của Bộ Y tế.
Hoàn thành việc cập nhật, công khai các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi của Bộ Y tế trên Hệ thống cơ sở dữ liệu của Văn phòng Chính phủ.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc, xử lý các vi phạm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Y tế triển khai tổng số 33 cuộc thanh tra, kiểm tra (có 11 cuộc thanh tra, 22 cuộc kiểm tra).
Về xử lý vi phạm: Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành 28 quyết định; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 2.770.000.000 đồng.
- Thực hiện công tác tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kịp thời và công khai kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.
Xem nội dung chi tiết và tải về Kế hoạch 1015/KH-BYT năm 2023 tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?