Bộ trưởng Bộ Tư pháp là ai hiện nay? Bộ trưởng Bộ Tư pháp là người đứng đầu Bộ và là thành viên Chính phủ đúng không?
Bộ trưởng Bộ Tư pháp là ai? Bộ trưởng Bộ Tư pháp là người đứng đầu Bộ và là thành viên Chính phủ đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2402/QĐ-BTP năm 2017 quy định Bộ trưởng Bộ Tư pháp là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội và trước pháp luật về mọi hoạt động quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ đạo, điều hành Bộ thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định vị trí và chức năng Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Xây dựng và thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, bồi thường nhà nước, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, công tác pháp chế; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Theo Nghị quyết 154/2024/QH15 năm 2024 tải thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp hiện nay (nhiệm kỳ 2021 - 2026) là Ông Nguyễn Hải Ninh - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Khánh Hòa.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Tư pháp là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, hiện nay là Ông Nguyễn Hải Ninh.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp là ai? Bộ trưởng Bộ Tư pháp là người đứng đầu Bộ và là thành viên Chính phủ đúng không?
Phân công công tác của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Nguyên tắc phân công công tác của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp và các Thứ trưởng theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 2181/QĐ-BTP năm 2023 quy định như sau:
- Bảo đảm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp theo quy định tại các Luật chuyên ngành, Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp.
- Bảo đảm thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của Bộ trưởng, Thứ trưởng theo quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ, của Bộ Tư pháp và các quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý của Bộ Tư pháp.
- Bảo đảm chuyên môn hóa theo từng lĩnh vực công tác, tạo điều kiện để lãnh đạo Bộ Tư pháp nắm và hiểu rõ các mặt công tác khác của Ngành.
- Bảo đảm tính ổn định, kế thừa và có sự điều chỉnh phù hợp. Khi có sự điều chỉnh việc phân công công tác giữa các Thứ trưởng, các Thứ trưởng phải bàn giao nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu liên quan cho nhau và báo cáo Bộ trưởng.
- Bảo đảm tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả và thuận lợi trong giải quyết công việc.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp như sau:
(1) Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
(2) Vụ Pháp luật hình sự - hành chính.
(3) Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế.
(4) Vụ Pháp luật quốc tế.
(5) Vụ Tổ chức cán bộ.
(6) Vụ Hợp tác quốc tế.
(7) Vụ Con nuôi.
(8) Thanh tra Bộ.
(9) Văn phòng Bộ.
(10) Tổng cục Thi hành án dân sự.
(11) Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật.
(12) Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
(13) Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật.
(14) Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.
(15) Cục Trợ giúp pháp lý.
(16) Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.
(17) Cục Bồi thường nhà nước.
(18) Cục Bổ trợ tư pháp.
(19) Cục Kế hoạch - Tài chính.
(20) Cục Công nghệ thông tin.
(21) Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.
(22) Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý.
(23) Học viện Tư pháp.
(24) Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.
(25) Báo Pháp luật Việt Nam.
- Các tổ chức quy định từ 1 đến 20 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ 21 đến 25 là các đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ.
- Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật có 4 phòng, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính có 3 phòng, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có 4 phòng, Vụ Pháp luật quốc tế có 4 phòng, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng, Vụ Hợp tác quốc tế có 3 phòng.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự và ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, trừ các đơn vị thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?