Bộ trưởng Bộ Nội vụ do ai bổ nhiệm? Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải quyết những công việc gì theo quy định?
Bộ trưởng Bộ Nội vụ do ai bổ nhiệm?
Căn cứ quy định tại Điều 98 Hiến pháp 2013, Điều 70 Hiến pháp 2013, Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Quốc hội sẽ phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng do Thủ tướng Chính phủ trình.
Đồng thời, tại Điều 88 Hiến pháp 2013 có quy định về quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch nước như sau:
Điều 88.
Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
...
2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
Như vậy, thẩm quyền bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Nội vụ hiện nay là Chủ tịch nước.
Cụ thể, Chủ tịch nước sẽ bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ nội vụ dựa vào nghị quyết phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Bộ trưởng của Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ do ai bổ nhiệm? Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải quyết những công việc gì theo quy định? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải quyết những công việc gì theo quy định?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có phạm vi giải quyết công việc như sau:
- Những công việc thuộc thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
- Giải quyết theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với những đề nghị của Bộ, ngành, địa phương liên quan đến những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền quản lý nhà nước của mình, kể cả các vấn đề còn có ý kiến khác nhau;
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
- Tham gia ý kiến với các Bộ, ngành, địa phương để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan đó, nhưng có liên quan đến chức năng, ngành, lĩnh vực mình quản lý;
- Trực tiếp giải quyết một số việc đã giao cho Thứ trưởng, nhưng do thấy cần thiết vì nội dung vấn đề cấp bách, quan trọng hay do Thứ trưởng đi công tác vắng, những việc liên quan đến từ hai Thứ trưởng trở lên nhưng các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau;
- Khi vắng mặt và nếu thấy cần thiết, Bộ trưởng ủy nhiệm một Thứ trưởng lãnh đạo công tác, giải quyết công việc của Bộ theo đúng quy định.
Trách nhiệm giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Nội vụ được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế làm việc của Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-BNV năm 2012 như sau:
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Bộ trưởng
1. Trách nhiệm giải quyết công việc của Bộ trưởng:
a) Chỉ đạo, điều hành Bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ, Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; đề cao trách nhiệm cá nhân, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao (kể cả việc được uỷ quyền), không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của mình lên Thủ tướng Chính phủ hoặc chuyển cho các cơ quan khác; không giải quyết các công việc ngoài chức trách, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình;
b) Chịu trách nhiệm cá nhân trước Quốc hội, trước Chính phủ, trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công việc thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của mình, kể cả khi đã phân công hoặc uỷ nhiệm cho các Thứ trưởng;
c) Phân công các Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực công tác; phân cấp cho ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giải quyết một số công việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật; uỷ quyền hoặc phân cấp cho người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ thực hiện một số công việc cụ thể trong khuôn khổ pháp luật; chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan khác giải quyết các vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Bộ hoặc các nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
d) Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là bộ, ngành, địa phương), các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
đ) Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng.
Như vậy, đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, trách nhiệm giải quyết công việc được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?