Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hiện nay là ai? Lương Bộ trưởng Bộ LĐTBXH trước và sau cải cách từ 01/7/2024 ra sao?
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hiện nay là ai?
Quốc hội phê chuẩn thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021. Theo đó, đồng chí Đào Ngọc Dung - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIV.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Tổ chức Chính phủ 2015 như sau:
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Bên cạnh đó, theo Điều 1 Nghị định 62/2022/NĐ-CP quy định về vị trí và chức năng của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, lãnh đạo công tác của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hiện nay là ai? Lương Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Lương Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Mục II Bảng lương chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, hiện nay mức lương của các Bộ trưởng hiện nay được tính theo 2 bậc gồm có như sau:
- Bậc 1 có hệ số lương là 9,70.
- Bậc 2 có hệ số lương là 10,30.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (Theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Lương của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hiện nay sẽ được tính theo công thức như sau:
Lương Bộ trưởng = Mức lương cơ sở * Hệ số lương |
Theo đó bảng lương của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hiện nay gồm có như sau:
*Lưu ý: Mức lương nêu trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp
Lương Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội từ 01/7/2024 ra sao?
Vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ xây dựng 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
- Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
- Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương Bộ trưởng sẽ có 01 bảng lương mới theo vị trí việc làm áp dụng đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông tin chính thức về bảng lương Bộ trưởng cụ thể khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024.
Đồng thời, tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có đưa ra nội dung về việc thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Theo đó, từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương thì toàn bộ bảng lương Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội mới được thiết kế cơ cấu tiền lương như sau:
Lương Bộ trưởng = Lương cơ bản (70%) + Phụ cấp (30%) (nếu có) |
Đồng thời theo Nghị quyết 27 thì bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp) (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?