Bộ Tài chính yêu cầu xử lý việc phát hành, xuất khống hóa đơn điện tử để trục lợi? Việc xuất hóa đơn, chứng từ khống sẽ bị xử phạt như thế nào?

Bộ Tài chính đã có Công điện yêu cầu xử lý việc phát hành, xuất khống hóa đơn điện tử để trục lợi đúng không? - câu hỏi của anh Hào (Hà Nội)

Xử lý nghiêm việc phát hành, xuất khống, mua bán hóa đơn điện tử để trục lợi?

Vừa qua, Bộ Tài chính có Công điện 01/CĐ-BTC năm 2023 gửi Tổng cục Thuế và các Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử.

Theo đó, Công điện nêu rõ thời gian qua vẫn có hiện tượng một số doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cố tình lợi dụng việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử để xuất khống, mua bán hóa đơn để trục lợi, vi phạm pháp luật.

Nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử, Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu Tổng cục Thuế chỉ đạo Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tuân thủ của doanh nghiệp nói riêng, người nộp thuế nói chung về nghĩa vụ chấp hành pháp luật về thuế.

- Cảnh báo kịp thời các hành vi vi phạm, tội phạm về thuế; xây dựng kế hoạch tổng thể, có tính hệ thống để phổ biến, giáo dục pháp luật về thuế, không để xảy ra các vi phạm về phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phát hành, sử dụng hóa đơn điện tử để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, xử lý nghiêm theo quy định.

- Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng yêu cầu rà soát tổng thể, đánh giá và đề xuất việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đối với hóa đơn điện tử;

- Khẩn trương hoàn thành thủ tục lấy ý kiến thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền thông, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin Hóa đơn điện tử;

- Có giải pháp đảm bảo an toàn an ninh mạng đối với hệ thống Hóa đơn điện tử;

- Tăng cường giám sát, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các hành vi bất thường trên hệ thống Hóa đơn điện tử;

- Phân công, bố trí cán bộ thực hiện công tác phân tích, đánh giá và cảnh báo, kịp thời phát hiện các hành vi giả mạo, gian lận về hóa đơn điện tử.

- Tăng cường công tác phối hợp với cơ quan Công an, các Bộ, ngành đơn vị liên quan nhằm xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm pháp luật trong phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.

Bộ Tài chính yêu cầu xử lý việc phát hành, xuất khống hóa đơn điện tử để trục lợi? Việc xuất hóa đơn, chứng từ khống sẽ bị xử phạt như thế nào?

Bộ Tài chính yêu cầu xử lý việc phát hành, xuất khống hóa đơn điện tử để trục lợi? Việc xuất hóa đơn, chứng từ khống sẽ bị xử phạt như thế nào?

Việc xuất hóa đơn, chứng từ khống sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có đề cập như sau:

Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ
...
2. Sử dụng hóa đơn, chứng từ trong các trường hợp sau đây là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ:
a) Hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
b) Hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chỉ tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phần hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
c) Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
d) Hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
đ) Hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
e) Hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ.

Theo đó, việc xuất hóa đơn khống là hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:

Xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn quy định tại Điều 4 Nghị định này, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định này.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.

Theo đó, hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, cụ thể là xuất khống hóa đơn có thể bị phạt từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức, trường hợp người vi phạm là cá nhân thì mức phạt bằng 1/2 mức phạt áp dụng cho tổ chức (theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

Cách đăng ký hóa đơn điện tử theo quy định mới nhất?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc đăng ký hóa đơn điện tử như sau:

Bước 1: Lập tờ khai Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/ĐKTĐ-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và gửi đến cơ quan thuế.

Bước 2: Cổng TTĐT Tổng cục Thuế gửi thông báo điện tử về việc tiếp nhận đăng ký sử dụng HĐĐT cho DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký với cơ quan thuế.

Bước 3: Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đăng ký sử dụng HĐĐT, cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông báo điện tử theo Mẫu số 01/TB-ĐKĐT Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP cho DN về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.

Hóa đơn điện tử Tải về trọn bộ các văn bản Hóa đơn điện tử hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đối tượng nào không bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử? Quy định về ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử như thế nào?
Pháp luật
Hóa đơn giả đã sử dụng có bắt buộc phải hủy bỏ? Sử dụng hóa đơn giả là hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ?
Pháp luật
Kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ theo Thông tư 78/2021/TT-BTC như thế nào? Hướng dẫn thực hiện kê khai hóa đơn thay thế khác kỳ?
Pháp luật
Mẫu Bảng kê chi tiết hóa đơn của tổ chức, cá nhân đến thời điểm quyết toán hóa đơn mới nhất? Tải về?
Pháp luật
Hàng tiêu dùng nội bộ không phải xuất hóa đơn trong trường hợp nào? Hàng tiêu dùng nội bộ có được sử dụng hóa đơn điện tử không?
Pháp luật
Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua có sai sót thì bên bán có được tự hủy không?
Pháp luật
Trường hợp nào cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền?
Pháp luật
Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
Pháp luật
Bên bán tự hủy hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có sai sót thì bên mua có được kê khai khấu trừ thuế GTGT?
Pháp luật
Có bắt buộc phải kê khai hóa đơn đầu vào không? Không kê khai hóa đơn đầu vào có bị phạt không?
Pháp luật
Tải về Mẫu số 01-1/HT: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào? Mục đích của bảng kê là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hóa đơn điện tử
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
4,240 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hóa đơn điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hóa đơn điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào