Bộ Tài chính chỉ đạo chấn chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá hiện nay như thế nào?
Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thẩm định giá như thế nào?
Trong khoảng thời gian qua, hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã góp một phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, các tổ chức hành nghề đã có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như hạ thấp giá dịch vụ cung cấp, xác định giá sai lệch với giá thị trường,… Do đó, ngày 29/4/2022 Bộ Tài chính đã ban hành Công văn 3855/BTC-QLG về việc chấn chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Tại Công văn này, Bộ Tài chính hướng dẫn các doanh nghiệp thẩm định giá, các thẩm định viên về giá hành nghề những nội dung như sau:
- Căn cứ quy định của Luật giá, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật giá về thẩm định giá và đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 12/2021/NĐ-CP ngày 24/02/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP, đồng thời Bộ Tài chính cũng đã ban hành theo thẩm quyền đầy đủ và đồng bộ 13 Thông tư hướng dẫn liên quan đến kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, trong đó có 13 Tiêu chuẩn Thẩm định giá Việt Nam. Các doanh nghiệp thẩm định giá, thẩm định viên về giá phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về thẩm định giá nêu trên, cũng như các pháp luật có liên quan. Việc tiếp nhận và cung cấp dịch vụ thẩm định giá tài sản (bao gồm cả thẩm định giá tư vấn cho các doanh nghiệp xác định giá trị các tài sản đảm bảo để doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp), doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá phải đảm bảo thực hiện đúng quy trình thẩm định giá được quy định tại Điều 30 của Luật giá và được làm rõ tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 05, các quy định về các cách tiếp cận và phương pháp trong thẩm định giá được quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 08, 09, 10, 11, 12, 13; phát hành Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá đúng theo Mẫu quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06; tuân thủ nghiêm túc và đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp thẩm định giá, theo đó chú trọng đến tính độc lập, khách quan, trung thực và tuân thủ đúng pháp luật. Trong quá trình cung cấp dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá và thẩm định viên về giá phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được quy định tại Điều 37, Điều 42 của Luật giá.
- Tăng cường việc kiểm soát chất lượng thẩm định giá nội bộ; thường xuyên tự tổ chức đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá, kịp thời phát hiện và khắc phục ngay những sai sót trong quá trình thẩm định giá.
- Chủ động trong việc thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về giá của doanh nghiệp; thực hiện lưu trữ hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 06.
- Thực hiện nghiêm túc việc cập nhật kiến thức thẩm định giá hàng năm nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là những quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động thẩm định giá, nghiên cứu và tuân thủ đúng các quy định mới tại Nghị định số 12/2011/NĐ-CP ngày 24/02/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP, Thông tư số 60/2021/TT-BTC ngày 21/7/2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá về thẩm định giá và Thông tư số 28/2021/TT-BTC ngày 27/4/2021 của Bộ Tài chính ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá số 12- Thẩm định giá doanh nghiệp thay thế Thông tư số 122/2017/TT BTC ngày 15/11/2017.
- Báo cáo kịp thời với Bộ Tài chính (Cục Quản lý giá) khi có sự thay đổi thông tin về doanh nghiệp và thẩm định viên theo đúng quy định tại Điều 17 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 của Chính phủ.
Theo đó, Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp thẩm định giá, các thẩm định viên về giá phải tuân thủ các quy định pháp luật về thẩm định giá. Các doanh nghiệp cần tăng cường kiểm tra chất lượng nội bộ, tổ chức đánh giá năng lực của các thẩm định viên về giá, thực hiện việc cập nhật liên tục kiến thức về thẩm định giá để nâng cao chất lượng. Phải báo cáo Bộ Tài chính khi có thay đổi về thông tin của doanh nghiệp hoặc thẩm định viên.
Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá như thế nào? Trường hợp nào sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh thẩm định giá?
Trường hợp nào thì sẽ thu hồi giấy phép kinh doanh thẩm định giá của doanh nghiệp?
Theo khoản 2 Điều 40 Luật Giá 2012 quy định về các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp như sau:
- Kê khai không đúng hoặc gian lận, giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
- Không kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong 12 tháng liên tục
- Không khắc phục được vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ
- Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
Cá nhân, tổ chức nước ngoài có được kinh doanh thẩm định giá tại Việt Nam không?
Theo Điều 43 Luật Giá 2012 quy định về hoạt động của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam như sau:
“Điều 43. Hoạt động của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam
1. Tổ chức thẩm định giá nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan được thực hiện hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam.
2. Việc thành lập và hoạt động thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chính phủ quy định hình thức, phạm vi cung cấp dịch vụ thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam.”
Theo đó, cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ thẩm định giá tại Việt Nam thì cần phải đảm bảo đủ các điều kiện về việc thành lập doanh nghiệp thẩm định giá và pháp luật về đầu tư, các quy định pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?