Bộ Nội vụ sẽ tập trung xây dựng lộ trình cải cách chính sách tiền lương cho người lao động trong thời gian tới?
- Sắp tới Bộ Nội vụ tập trung xây dựng lộ trình cải cách chính sách tiền lương cho người lao động có đúng không?
- Kỳ hạn trả lương cho người lao động được quy định như thế nào?
- Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như thế nào thì phù hợp?
- Quy định về trả lương cho người lao động thông qua người cai thầu như thế nào?
Sắp tới Bộ Nội vụ tập trung xây dựng lộ trình cải cách chính sách tiền lương cho người lao động có đúng không?
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ đưa tin như sau:
Phát biểu tại buổi gặp mặt đầu xuân 2023 với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khối cơ quan Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà mong muốn:
- Tập trung thúc đẩy cải cách hành chính, trong đó có nhiều nhiệm vụ cần triển khai, đồng thời sớm tổ chức công bố Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước vào cuối Quý I/2023.
- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương sớm hoàn thành việc xác định vị trí việc làm và mô tả khung năng lực vị trí việc làm.
- Bộ Nội vụ Xây dựng lộ trình cải cách chính sách tiền lương từ năm 2024 trở đi.
Trên đây là thông tin về xây dựng lộ trình cải cách chính sách tiền lương cho người lao động của Bộ Nội vu.
Sắp tới Bộ Nội vụ tập trung xây dựng lộ trình cải cách chính sách tiền lương cho người lao động có đúng không? (Hình từ Internet)
Kỳ hạn trả lương cho người lao động được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động như sau:
- Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
- Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
- Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày.
Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như thế nào thì phù hợp?
Căn cứ tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:
- Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
- Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
- Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
- Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Quy định về trả lương cho người lao động thông qua người cai thầu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 100 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trả lương cho người lao động thông qua người cai thầu như sau:
- Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân thủ quy định của pháp luật về trả lương, an toàn, vệ sinh lao động.
- Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động thì người sử dụng lao động là chủ chính phải chịu trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi cho người lao động.
- Trong trường hợp này, người sử dụng lao động là chủ chính có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?