Bộ Nội vụ giải đáp thế nào về kiến nghị giảm tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức? Thời điểm nghỉ hưu của công chức được xác định như thế nào?
Bộ Nội vụ trả lời dựa vào quy định tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức?
Mới đây, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn 826/BNV-TCBC năm 2023 về việc trả lời các kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội sau kỳ hợp tứ 4 của Quốc hội khóa XV.
Theo đó, về vấn đề liên quan đến tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo phân công của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan giúp Chính phủ quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, trong đó có việc xác định tuổi nghỉ hưu của cán bộ, công chức, viên chức.
Do vậy, đề nghị cử tri tỉnh Lạng Sơn có ý kiến với Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ Nội vụ trả lời dựa vào hướng dẫn thực hiện chế độ khuyến khích nghỉ tinh giản biên chế?
Cũng tại Công văn 826/BNV-TCBC năm 2023 Bộ Nội vụ đã có câu trả lời về hướng dẫn thực hiện chế độ khuyến khích nghỉ tinh giản biên chế như sau:
Nghị định 108/2014/NĐ-CP đã quy định về các trường hợp và chính sách tinh giản biên chế và không có quy định về hướng dẫn khuyến khích nghỉ tinh giản biên chế.
Tuy nhiên, để hoàn thiện chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư, đặc biệt trong bối cảnh đẩy mạnh việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết 595/NQ-UBTVQH15, trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP, Nghị định 143/2020/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, đề xuất chính sách ưu đãi, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức dôi dư nghỉ việc ngay, nhằm đẩy nhanh lộ trình sắp xếp các đơn vị hành chính, đặc biệt là cấp xã.
Kiến nghị về giảm tuổi nghỉ hưu công chức, Bộ Nội vụ đã trả lời như thế nào? Thời điểm nghỉ hưu của công chức được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm nghỉ hưu của công chức được xác định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định thời điểm nghỉ hưu của công chức được xác định như sau:
- Thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 của tháng liền kề sau tháng công chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Trường hợp trong hồ sơ của công chức không ghi rõ ngày, tháng sinh trong năm thì thời điểm nghỉ hưu là ngày 01 tháng 01 của năm liền kề sau năm công chức đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
- Thời điểm nghỉ hưu được lùi theo một trong các trường hợp sau:
+ Không quá 01 tháng đối với một trong các trường hợp: thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán; công chức có vợ hoặc chồng, bố, mẹ (vợ hoặc chồng), con bị từ trần, bị Tòa án tuyên bố mất tích; bản thân và gia đình công chức bị thiệt hại do thiên tai, địch họa, hỏa hoạn.
+ Không quá 03 tháng đối với một trong các trường hợp: bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn có giấy xác nhận của bệnh viện.
+ Không quá 06 tháng đối với trường hợp đang điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, có giấy xác nhận của bệnh viện.
- Công chức được lùi thời điểm nghỉ hưu thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 46/2010/NĐ-CP thì chỉ được thực hiện theo quy định đối với một trường hợp có thời gian lùi thời điểm nghỉ hưu nhiều nhất.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức quyết định việc lùi thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 46/2010/NĐ-CP, trừ trường hợp công chức không có nguyện vọng lùi thời điểm nghỉ hưu.
Quyết định nghỉ hưu đối với công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về quyết định nghỉ hưu đối với công chức được quy định như sau:
- Trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định 46/2010/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phải ra quyết định nghỉ hưu theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 46/2010/NĐ-CP.
- Căn cứ quyết định nghỉ hưu quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 46/2010/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức phối hợp với tổ chức bảo hiểm xã hội tiến hành các thủ tục theo quy định để công chức được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu.
- Công chức được nghỉ hưu có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu và những công việc đang làm cho người được phân công tiếp nhận trước thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu.
- Kể từ thời điểm nghỉ hưu ghi trong quyết định nghỉ hưu, công chức được nghỉ hưu và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Đối với công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập có trình độ đào tạo của ngành chuyên môn, đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định 46/2010/NĐ-CP được thực hiện như sau:
+ Nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn, điều kiện về kéo dài tuổi nghỉ hưu đối với viên chức thì trước 03 tháng tính đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9 Nghị định 46/2010/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức ra quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo, quản lý để chuyển sang viên chức và thực hiện các thủ tục kéo dài thời gian công tác theo quy định của pháp luật về viên chức. Thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý kể từ thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.
+ Nếu không có nguyện vọng kéo dài thời gian công tác khi đủ tuổi nghỉ hưu thì cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức thực hiện thủ tục nghỉ hưu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 11 Nghị định 46/2010/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?