Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua 'Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau?
- Mục đích của phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021- 2025?
- Yêu cầu của phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021- 2025?
- Biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất xắc trong thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”?
Mục đích của phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021- 2025?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐ-TTg năm 2022 quy định về mục đích của phong trào thi đua giai đoạn 2021- 2025 theo đó:
- Phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể và gia đình, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước.
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng Phong trào thi đua "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên "thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no" của người dân và cộng đồng, phấn đấu "Vì một Việt Nam không còn đói nghèo".
- Tổ chức Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm; phấn đấu 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; phấn đấu 50% số xã, thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững; xác định công tác giảm nghèo góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển bền vững của đất nước, phát triển kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đặt con người là trung tâm của sự phát triển trong điều kiện mới. Huy động nguồn lực toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Yêu cầu của phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021- 2025?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 666/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
- Việc thực hiện Phong trào thi đua phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong các phong trào thi đua của các bộ, ban, ngành, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và các cụm, khối thi đua giai đoạn 2021 - 2025.
- Phong trào thi đua được triển khai sâu rộng từ trung ương đến cấp cơ sở với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, cơ sở; phát huy được sáng kiến của mọi tầng lớp Nhân dân.
- Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến và những sáng kiến, kinh nghiệm, mô hình, cách làm hiệu quả, sáng tạo trong thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo. Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân, gia đình tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua.
Biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau"?
Biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất xắc trong thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 2150/LĐTBXH-VPQGGN năm 2022 hướng dẫn thực hiện công tác biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất xắc trong thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau” bao gồm các nội dung sau:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua sâu rộng, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tinh thần chủ động sáng tạo của nhân dân, tạo khí thể thi đua sôi nổi góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững.
- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia thực hiện Phong trào thi đua; tiếp tục triển khai cuộc vận động "Vì người nghèo" nhân Tháng cao điểm “Vì người nghèo” hằng năm.
- Chú trọng công tác biểu dương, khen thưởng theo thẩm quyền đối với các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua. Báo cáo tình hình tổ chức thực hiện phong trào thi đua về Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng trung ương), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, số 35 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội; email: giamngheo@molisa.gov.vn) trước ngày 10 tháng 12 hằng năm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?