Biện pháp tu từ nói quá là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ nói quá? Yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ đối với học sinh là gì?

Biện pháp tu từ nói quá là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ nói quá? Yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ đối với học sinh?

Biện pháp tu từ nói quá là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ nói quá? Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá thế nào?

"Biện pháp tu từ nói quá là gì?" "Ví dụ về biện pháp tu từ nói quá?" "Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá thế nào?" là những câu hỏi được quan tâm trong chương trình môn Ngữ Văn của học sinh. Như vậy:

Biện pháp tu từ nói quá là gì?

Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Ví dụ về biện pháp tu từ nói quá?

+ Ví dụ 1:

“Độc ác thay, trúc Nam sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay, nước Đông hải không rửa sạch mùi”

[Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi]

Trúc Nam sơn rất chi là nhiều, nhiều vô số kể.

Nước Đông Hải (biển Đông) rất là nhiều và nó có thể càn quét, rửa trôi nhà cửa đường xá,... mỗi khi có bão lớn, sóng thần.

Nói về những tội ác mà không thể nào tha thứ. Lấy những điều tự nhiên trong trời đất để phán xét. Ý nghĩa: Cho thấy lũ giặc đầy tội ác và qua đó dấy lên tình yêu nước của nhân dân ta Thông điệp: Hãy biết ơn những người đã đi trước có công giữ nước. Phải luôn yêu, tin nước.

+ Ví dụ 2:

"Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn."

- Biểu thị sức mạnh của sự đoàn kết.

- Biển Đông không bao giờ tát cạn được, nói quá như vậy nhằm khẳng định sức mạnh to lớn của sự đoàn kết vợ chồng, khi vợ chồn đồng lòng thì việc gì cũng có thể giải quyết.

+ Ví dụ 3:

"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối."

Câu ca dao nói về thời tiết 2 mùa hè và mùa đông ở Việt Nam. Đây là cách nói quá nhằm tăng sức biểu cảm cho người đọc. Nếu hiểu theo nghĩa thực thì câu ca dao này được hiểu là đêm tháng năm trời nhanh sáng hơn so với các tháng khác và tháng mười thì trời nhanh tối hơn các tháng mùa hè. Nhắc nhở con người cân cân bằng và sử dụng thời gian hợp lí.

Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá thế nào?

Biện pháp nói quá có tác dụng

+ Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối: Nói quá là một biện pháp tu từ nhằm mục đích nhấn mạnh và tăng sức biểu cảm cho lời văn. Nói dối là hành vi cố ý nói sai sự thật với mục đích đánh lừa người khác.

+ Nhấn mạnh ý: giúp làm nổi bật đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng, hành động

+ Gây ấn tượng: Việc sử dụng lối nói phóng đại giúp gây ấn tượng mạnh mẽ, thu hút sự chú ý và khơi gợi cảm xúc cho người đọc, người nghe. Nhờ vậy, thông điệp được truyền tải một cách hiệu quả và gây nhớ lâu hơn.

+ Tăng sức biểu cảm cho lời văn: Nói quá góp phần làm cho lời văn sinh động, hấp dẫn, thể hiện rõ tình cảm, thái độ của người nói, người viết. Biện pháp này giúp cho câu văn có sức thuyết phục cao hơn, khơi gợi sự đồng cảm và chia sẻ từ người đọc, người nghe.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Biện pháp tu từ nói quá là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ nói quá? Yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ đối với học sinh?

Biện pháp tu từ nói quá là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ nói quá? Yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ đối với học sinh? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như thế nào?

Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như sau:

- Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh.

- Đối với học sinh lớp 6 và lớp 7: biết các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh).

- Đối với lớp 8 và lớp 9: hiểu được các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ).

Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 thế nào?

Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:

- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.

- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.

- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.

- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.

- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.

- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Biện pháp tu từ
Khung thời gian năm học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
Pháp luật
Đảo ngữ là gì? Ví dụ câu đảo ngữ trong tiếng Việt? Tác dụng biện pháp tu từ đảo ngữ là gì?
Pháp luật
Các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ? Biện pháp tu từ là gì? Có bao nhiêu biện pháp tu từ?
Pháp luật
Biện pháp ẩn dụ là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ như thế nào? Một số hình thức về ẩn dụ thường gặp?
Pháp luật
Kịch bản sinh hoạt dưới cờ năm học 2024 2025 các cấp? Lời dẫn chương trình sinh hoạt dưới cờ năm học 2024 2025?
Pháp luật
Biện pháp tu từ nói quá là gì? Ví dụ về biện pháp tu từ nói quá? Yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ đối với học sinh là gì?
Pháp luật
Khung thời gian năm học 2024 2025 Hà Nội? Năm học 2024 2025 của Hà Nội có bao nhiêu tuần thực học?
Pháp luật
Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 chính thức? Học sinh tựu trường vào ngày bao nhiêu?
Pháp luật
Lạnh bao nhiêu độ thì học sinh được nghỉ học? Có được cho học sinh nghỉ học khi thời tiết quá khắc nghiệt không?
Pháp luật
Ngày 29 tháng 1 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 29 tháng 1 năm 2024 rơi vào thứ mấy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp tu từ
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
1,702 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biện pháp tu từ Khung thời gian năm học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp tu từ Xem toàn bộ văn bản về Khung thời gian năm học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào