Biện pháp so sánh là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là gì? Những loại hình so sánh thường được sử dụng là gì?

Biện pháp so sánh là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là gì? Những loại hình so sánh thường được sử dụng là gì?

Biện pháp so sánh là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là gì?

- Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

- Tác dụng: Việc sử dụng biện pháp so sánh giúp cho hình ảnh được miêu tả sinh động hơn, giúp người đọc dễ dàng hiểu, tưởng tượng và hình dung rõ nét hơn về hình ảnh đang nói đến.

Ví dụ:

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

[Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên]

>> Xem thêm: Lịch đi học lại sau hè 2024 2025 mới nhất cho học sinh khi nào có?

Biện pháp so sánh là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là gì? Những loại hình so sánh thường được sử dụng là gì? (Hình từ Internet)

Những loại hình so sánh thường được sử dụng là gì?

I. Theo đối tượng so sánh

(1) Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật

- Mô hình này có các dạng sau:

+ A như B

+ A là B

+ A chẳng bằng B

Ví dụ: Tìm sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây:

“Ơ, cái dấu hỏi

Trông ngộ ngộ ghê,

Như vành tai nhỏ

Hỏi rồi lắng nghe”

(2) Mô hình 2: So sánh: Sự vật - Con người

- Dạng của mô hình so sánh này là:

+ A như B (A có thể là con người, B sự vật đưa ra làm chuẩn để so sánh)

Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ dưới đây:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.

-> “Trẻ em” giống như “búp trên cành”. Vì đều là những sự vật non đang phát triển đầy sức sống, chứa chan niềm hy vọng

(3) Mô hình 3: So sánh: Hoạt động - Hoạt động

- Mô hình này có dạng như sau: A như B (A là từ chỉ hoạt động của đối tượng, sự vật thứ nhất, B là từ chỉ hoạt động của đối tượng, sự vật thứ 2).

Ví dụ: Trong các đoạn trích sau:

“Con trâu đen lông mượt

Cái sừng nó vênh vênh

Nó cao lớn lênh khênh

Chân đi như đập đất”.

-> Hoạt động “đi” so sánh với hoạt động “đập đất” qua từ “như”

(4) Mô hình 4: So sánh: Âm thanh - Âm thanh

- Mô hình này có dạng sau: A như B (A là âm thanh thứ nhất, B là âm thanh thứ 2)

Ví dụ:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”.

-> “Tiếng suối” được so sánh với “tiếng đàn cầm” qua từ “như”

(5) Các dạng khác ít phổ biến:

Ngoài những mô hình so sánh trên giáo viên giúp học sinh làm quen với các kiểu so sánh: Ngang bằng và hơn kém. Chẳng hạn:

- Trong câu: “Cháu khỏe hơn ông nhiều!”

-> Kiểu so sánh hơn kém.

- Trong câu:

“Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng”

-> Kiểu so sánh ngang bằng.

II. Theo từ so sánh

(1) So sánh bằng

- Tựa, như, là

- Tựa như, giống nhau, như là

- Chẳng khác gì

Ví dụ: Cô giáo giống như người mẹ thứ hai của em

(2) So sánh hơn kém

- Hơn, kém

- Chằng bằng, chưa bằng, không bằng

Ví dụ:

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như thế nào?

Tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đối với học sinh như sau:

- Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh.

- Đối với học sinh lớp 6 và lớp 7: biết các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh).

- Đối với lớp 8 và lớp 9: hiểu được các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ).

Khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 như thế nào?

Ngày 01/8/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT về Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Theo đó, Bộ GDĐT ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:

- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.

- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.

- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.

- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.

- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.

- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ GDĐT.

Chương trình đào tạo
Biện pháp so sánh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Biện pháp so sánh là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là gì? Những loại hình so sánh thường được sử dụng là gì?
Pháp luật
Chuẩn đầu ra là gì? Đánh giá kết quả học tập của người học trình độ đại học phải dựa trên chuẩn đầu ra đúng không?
Pháp luật
Các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ? Biện pháp tu từ là gì? Có bao nhiêu biện pháp tu từ?
Pháp luật
Chuẩn chương trình đào tạo đối với bậc đại học yêu cầu đối với chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra như thế nào?
Pháp luật
Trong thời gian tối đa 03 năm, các chương trình đào tạo trình độ trung cấp phải được tổ chức đánh giá lại đúng không?
Pháp luật
Thông tư 01/2024/TT-BLĐTBXH về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng?
Pháp luật
Công văn 5636/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn mới về kế hoạch dạy học môn tích hợp Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động Trải nghiệm, hướng nghiệp ra sao?
Pháp luật
Cơ quan nào quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chuẩn chương trình đào tạo từng khối ngành của giáo dục đại học?
Pháp luật
Để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số loại giỏi thì điểm trung bình các bài kiểm tra phải đạt từ bao nhiêu điểm?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo nghề nghiệp? Chương trình đào tạo nghề nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình đào tạo
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
106,196 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình đào tạo Biện pháp so sánh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình đào tạo Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp so sánh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào