Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và giáo dục tại trường giáo dưỡng là hai biện pháp độc lập hay giống nhau?
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và giáo dục tại trường giáo dưỡng là hai biện pháp độc lập hay giống nhau?
Căn cứ Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
....
3. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
...
Đồng thời tại khoản 1 Điều 91 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 96 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:
Giáo dục tại trường giáo dưỡng
1. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.
2. Người được giáo dục tại trường giáo dưỡng phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Như vậy, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là 2 biện pháp hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và được áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Trong khi đó, giáo dục tại trường giáo dưỡng được quy định theo Bộ luật Hình sự và áp dụng với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.
Đưa vào trường giáo dưỡng và giáo dục tại trường giáo dưỡng là hai biện pháp độc lập hay giống nhau? (Hình ảnh từ Internet)
Đối tượng nào bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 47 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng áp dụng với những đối tượng sau:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự hiện hành.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự, trừ những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 4 Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 nhưng không phải là tội phạm và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 140/2021/NĐ-CP thì việc đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng thực hiện như sau:
(1) Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ cho Trưởng Công an cấp huyện. Hồ sơ gồm:
+ Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị, xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
+ Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
(2) Sau khi xem xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an cấp huyện chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:
+ Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
+ Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
(3) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng do Công an cấp huyện hoặc Công an tỉnh trực tiếp lập, sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ thì Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh chuyển hồ sơ cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người thực hiện hành vi vi phạm để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm:
+ Văn bản của Trưởng Công an cấp huyện hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
+ Tài liệu, giấy tờ có trong hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
(4) Việc giao, nhận hồ sơ phải được lập biên bản. Hồ sơ phải được đánh bút lục theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?