Biện pháp cưỡng chế, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý nợ thuế chấm dứt hiệu lực khi nào?
Biện pháp cưỡng chế trong quản lý nợ thuế chấm dứt hiệu lực khi nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 23 Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Quy trình) ban hành kèm theo Quyết định 2317/QĐ-TCHQ năm 2022, có nội dung như sau:
Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của biện pháp cưỡng chế, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh
1. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của Biện pháp cưỡng chế:
a) Người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế nợ và tiền chậm nộp (nếu có).
b) Số tiền thuế nợ bị cưỡng chế được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ;
c) Số tiền thuế nợ bị cưỡng chế được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định gia hạn nộp thuế nợ;
d) Số tiền chậm nộp bị cưỡng chế được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp.
Như vậy, khi thuộc 4 trường hợp nêu trên, thì Biện pháp cưỡng chế trong quản lý nợ thuế được chấm dứt hiệu lực.
Biện pháp cưỡng chế, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý nợ thuế chấm dứt hiệu lực khi nào? (Hình từ Internet)
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh trong quản lý nợ thuế bị hủy bỏ khi nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 23 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2317/QĐ-TCHQ năm 2022 có quy định như sau:
Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của biện pháp cưỡng chế, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh
...
2. Thời hạn tạm hoàn xuất cảnh kết thúc khi:
a) Người nộp thuế chấp hành xong nghĩa vụ nộp NSNN theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (không ban hành Quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh).
b) Người nộp thuế có số tiền thuế nợ bị cưỡng chế được cơ quan hải quan ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp.
Như vậy, trong hai trường hợp nêu trên thì người nộp thuế được hủy bỏ áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.
Trình tự thực hiện chấm dứt hiệu lực các biện pháp cưỡng chế, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được cơ quan hải quan thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 24 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2317/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định trình tự thực hiện chấm dứt hiệu lực các biện pháp cưỡng chế, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh bao gồm 3 bước, cụ thể như sau:
Bước 1: Lập đề xuất thực hiện chấm dứt hiệu lực của biện pháp cưỡng chế, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh
Căn cứ các trường hợp chấm dứt hiệu lực các biện pháp cưỡng chế, bỏ tạm hoãn xuất cảnh tại Điều 23 Quy trình này, công chức được phân công quản lý nợ thuế lập tờ trình, dự thảo quyết định hoặc văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh, cụ thể:
- Đối với các biện pháp do cơ quan hải quan ban hành quyết định theo Điều 11, 12, 17 và Điều 18 Quy trình này, công chức được phân công quản lý nợ thuế lập tờ trình, dự thảo Quyết định việc chấm dứt hiệu lực quyết định cưỡng chế theo Mẫu số 08/CC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
- Đối với các biện pháp do cơ quan hải quan ban hành quyết định theo Điều 13, 15 Quy trình này, công chức được phân công quản lý nợ thuế lập tờ trình, dự thảo Quyết định việc chấm dứt hiệu lực quyết định cưỡng chế theo Mẫu số 04/CCHQ Phụ lục I ban hành kèm theo Quy trình này.
- Trường hợp cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn theo Điều 16 Quy trình này, công chức được phân công quản lý nợ thuế lập tờ trình, dự thảo văn bản thông báo với cơ quan thuế để chấm dứt việc thực hiện biện pháp cưỡng ngừng sử dụng hóa đơn.
- Trường hợp áp dụng biện pháp thu hồi chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện
Công chức được phân công quản lý nợ thuế lập tờ trình, dự thảo văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp theo Mẫu số 07-1/CC Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP gửi cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 2: Phê duyệt đề xuất
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Lãnh đạo Đội hoặc Lãnh đạo Phòng kiểm tra đề xuất của công chức:
+ Trường hợp không đồng ý thì ghi rõ lý do, ý kiến vào tờ trình và trả lại hồ sơ để công chức thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Đội.
+ Trường hợp đồng ý duyệt ký, trình Lãnh đạo Chi cục Hải quan.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Lãnh đạo Chi cục Hải quan kiểm tra đề xuất của công chức:
+ Trường hợp không đồng ý thì ghi rõ lý do, ý kiến vào tờ trình và trả lại hồ sơ để Lãnh đạo Đội thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cục Hải quan.
+ Trường hợp đồng ý duyệt ký văn bản theo đề xuất.
Bước 3: Ban hành văn bản
- Sau khi lãnh đạo phê duyệt, ký văn bản, công chức chuyển bộ phận văn thư để phát hành văn bản theo quy định.
Trường hợp văn bản được gửi bằng hình thức điện tử thì cơ quan hải quan thực hiện gửi trên Cổng thông tin điện tử của ngành hải quan hoặc trên thư điện tử của người nộp thuế hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế.
- Bộ phận văn thư thực hiện thủ tục đăng ký văn bản “đi” theo quy định và chuyển văn bản đến các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định; công chức lưu Quyết định vào hồ sơ theo dõi nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?