Bí thư xã kiêm chức chính trị viên có được hưởng phụ cấp thâm niên không? Mức hưởng phụ cấp là bao nhiêu?
Chính trị viên quân sự xã do ai đảm nhiệm?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Dân quân tự vệ 2019 có đề cập như sau:
Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng
1. Ban chỉ huy quân sự cấp xã là cơ quan thường trực công tác quốc phòng ở cấp xã. Thành phần Ban chỉ huy quân sự cấp xã bao gồm:
a) Chỉ huy trưởng là Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã, sĩ quan dự bị; trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh được gọi vào phục vụ tại ngũ theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã;
b) Chính trị viên do Bí thư cấp ủy cấp xã đảm nhiệm;
c) Chính trị viên phó do Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã đảm nhiệm;
d) Phó Chỉ huy trưởng là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Theo đó, dựa vào điểm b khoản 1 Điều 20 Luật Dân quân tự vệ 2019 nêu trên, chính trị viên thuộc ban chỉ huy quân sự cấp xã do Bí thư xã đảm nhiệm.
Bí thư xã kiêm chức chính trị viên có được hưởng phụ cấp thâm niên không? Mức hưởng phụ cấp là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Bí thư xã kiêm chức chính trị viên có được hưởng phụ cấp thâm niên không?
Về phụ cấp thâm niên, Điều 33 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định chế độ phụ cấp đối với các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ như sau:
Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ quy định tại Điều 19 của Luật này được hưởng phụ cấp chức vụ.
2. Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng, bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế; nếu chưa tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên, khi nghỉ việc thì được trợ cấp một lần.
3. Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã, các chức vụ chỉ huy đơn vị dân quân cơ động, dân quân thường trực được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng, quân sự.
4. Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên.
5. Thôn đội trưởng được hưởng phụ cấp hằng tháng, phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ Tiểu đội trưởng hoặc Trung đội trưởng dân quân tại chỗ.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, chính trị viên được xác định là một trong những đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên.
Kết hợp với quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì Bí thư xã kiêm chức chính trị viên sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên nếu có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên.
Mức hưởng phụ cấp thâm niên đối với bí thư xã kiêm chính trị viên là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 72/2020/NĐ-CP, mức phụ cấp thâm niên của chính trị viên quân sự cấp xã được tính như sau:
- Sau 05 năm (đủ 60 tháng) công tác thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp hằng tháng hiện hưởng;
- Từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
Dựa theo quy định trên, công thức tính mức hưởng phụ cấp thâm niên như sau:
Phụ cấp thâm niêm = Hệ số lương x Lương cơ sở x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng;
Trong đó:
Lương cơ sở tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng. Từ ngày 01/07/2023, lương cơ sở sẽ được tăng lên 1.800.000 đồng/tháng theo Nghị quyết 69/2022/QH.
Như vậy, phụ cấp thâm niên đối với bí thư xã kiêm nhiệm chính trị viên dựa trên mức lương cơ sở như sau:
- Phụ cấp thâm niên trước ngày 01/7/2023:
Phụ cấp thâm niêm = Hệ số lương x 1.490.000 đồng x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng;
- Phụ cấp thâm niên từ ngày 01/7/2023:
Phụ cấp thâm niêm = Hệ số lương x 1.800.000 đồng x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.
Theo đó, chế độ phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương, phụ cấp hằng tháng và được tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Chính trị viên nghỉ việc riêng thì có tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên không?
Tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 72/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Chế độ phụ cấp thâm niên của các chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã
...
4. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian tự ý nghỉ việc;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương hoặc phụ cấp liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, các khoản thời gian theo quy định trên sẽ không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên. Trong đó, thời gian nghỉ việc riêng không lương liên tục từ 01 tháng trở lên thì không thuộc thời gian được tính hưởng phụ cấp.
Như vậy, 02 điều kiện để nghỉ việc riêng không tính vào thời gian được hưởng phụ cấp là:
- Nghỉ liên tục;
- và nghỉ từ 01 tháng trở lên.
Nếu chính trị viên nghỉ việc mà không thuộc trường hợp nêu trên thì vẫn được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?