BHXH Thành phố Hà Nội dừng phát hành thẻ bảo hiểm y tế bằng giấy từ ngày 15/10/2023 có đúng không?
BHXH Thành phố Hà Nội dừng phát hành thẻ BHYT bằng giấy từ ngày 15/10/2023 có đúng không?
Ngày 12-10, BHXH thành phố Hà Nội cho biết, ngành vừa có Công văn 5386/BHXH-TST năm 2023 gửi đến các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn thành phố Hà Nội; Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố Hà Nội về việc gia hạn thẻ BHYT cho người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp.
Công văn 5386/BHXH-TST năm 2023 nêu rõ, thời gian qua, việc ứng dụng công nghệ số đã giúp ngành BHXH đạt hiệu quả tích cực trong các hoạt động quản lý, điều hành, góp phần mang lại sự thuận lợi, hài lòng cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT.
Nhằm mang lại sự thuận lợi cho nhiều phía, từ ngày 15-10-2023, BHXH thành phố Hà Nội dừng việc in thẻ BHYT giấy chuyển đến Trung tâm Dịch vụ việc làm để trả cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp như hiện nay. Thay vào đó, ngành thực hiện gia hạn thẻ trên hệ thống dữ liệu điện tử. Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng mã số BHXH cũ trước khi nghỉ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
BHXH thành phố Hà Nội đề nghị Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố tiếp tục phối hợp tuyên truyền đến người lao động khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện cài đặt ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số” để tra cứu thông tin về quá trình tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp; đồng thời sử dụng thẻ BHYT điện tử khi đi khám, chữa bệnh trên ứng dụng đối với những trường hợp có thay đổi nơi khám, chữa bệnh. Hiện nay, các cơ sở khám, chữa bệnh đã dùng hình ảnh thẻ trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chíp thay thế thẻ BHYT giấy.
Trường hợp người tham gia BHYT đến giao dịch tại các cơ sở khám, chữa bệnh nhưng chưa cài đặt hoặc đã cài nhưng chưa kích hoạt thành công ứng dụng VssID, ứng dụng định danh điện tử VNeID mức 2, thì các đơn vị chức năng hướng dẫn người tham gia BHYT liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội hoặc đến cơ quan BHXH gần nhất để được hỗ trợ. Số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ là 024.37236555.
Xem chi tiết Công văn 5386/BHXH-TST năm 2023 tại đây.
BHXH Thành phố Hà Nội dừng phát hành thẻ BHYT bằng giấy từ ngày 15/10/2023 có đúng không? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào tham gia bảo hiểm y tế theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
...
Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được thực hiện theo nội dung Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
Mức đóng bảo hiểm y tế được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
b) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;
c) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
...
Như vậy, căn cứ vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thuộc nhóm nào để xác định mức đóng theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?