Bên thuê lại lao động có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động thuê lại?
- Bên thuê lại lao động có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động thuê lại?
- Bên thuê lại lao động có phải thông báo cho người lao động thuê lại biết các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hay không?
- Khai báo tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động được thực hiện như nào?
Bên thuê lại lao động có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động thuê lại?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, quy định như sau:
Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại
...
5. Khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại, bên thuê lại lao động có trách nhiệm như sau:
a) Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người bị nạn;
b) Khai báo theo quy định tại Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động và Khoản 1 Điều 10 Nghị định này;
c) Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đối với các vụ tai nạn thuộc thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định này; chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để Điều tra tai nạn lao động; thực hiện các chế độ đối với người lao động bị nạn đúng theo cam kết trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động thuê lại thì bên thuê lại lao động có trách nhiệm như sau:
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người bị nạn;
- Khai báo theo quy định tại Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và Khoản 1 Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP;
- Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đối với các vụ tai nạn thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP;
- Chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để Điều tra tai nạn lao động;
- Thực hiện các chế độ đối với người lao động bị nạn đúng theo cam kết trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
Bên thuê lại lao động có trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động thuê lại? (Hình từ internet)
Bên thuê lại lao động có phải thông báo cho người lao động thuê lại biết các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, quy định như sau:
Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động đối với người lao động thuê lại
Trách nhiệm bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động của bên thuê lại lao động theo Khoản 2 Điều 65 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
1. Thực hiện trách nhiệm, quyền hạn của người sử dụng lao động đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động và các nội dung hướng dẫn tại Nghị định này; không được phân biệt đối xử về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.
2. Thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động, khám sức khỏe và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuê lại theo quy định tại các Điều 21 và 23 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì bên thuê lại lao động có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Khai báo tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động được thực hiện như nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động
3. Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, thì việc khai báo theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
a) Ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động;
b) Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo như quy định nêu trên thì khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, thì việc khai báo được thực hiện như sau:
- Ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động
- Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện theo mẫu quy định Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?
- Chữ ký số ký ngoài giờ hành chính có giá trị pháp lý không? Điều kiện của chữ ký số là gì?
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?