Bảo hiểm y tế bổ sung sắp xuất hiện trong Luật Bảo hiểm y tế thì cần chú ý những gì để nắm rõ thông tin?
Bảo hiểm y tế bổ sung là gì?
Theo điểm b khoản 1 Điều 2 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (Dự thảo 1) thì bảo hiểm y tế bổ sung là loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện do người đã tham gia bảo hiểm y tế sử dụng để chi trả cho các chi phí y tế nằm ngoài phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế cơ bản theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bảo hiểm y tế bổ sung có thể do tổ chức bảo hiểm y tế thuộc BHXH Việt Nam thực hiện và hạch toán độc lập với Bảo hiểm y tế cơ bản hay do các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện.
Bảo hiểm y tế bổ sung sắp xuất hiện trong Luật Bảo hiểm y tế thì cần chú ý những gì để nắm rõ thông tin?
Phạm vi và quyền lợi của bảo hiểm y tế bổ sung bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 18 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (Dự thảo 1) thì phạm vi và quyền lợi của bảo hiểm y tế bổ sung được quy định như sau:
- Chi trả cho phần cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế
- Chi trả cho chi phí các dịch vụ y tế, dịch vụ y tế tự chọn ngoài phạm vi chi trả của quỹ bảo hiểm y tế;
- Gói bảo hiểm y tế đối với một số trường hợp bệnh hiểm nghèo, chi phí lớn;
- Các quyền lợi khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Các nguyên tắc thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung được đề cập ra sao?
7 nguyên tắc thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung theo Điều 17 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (Dự thảo 1) được đề cập như sau:
- Bảo hiểm y tế bổ sung thực hiện trên cơ sở tự nguyện đối với những người đã tham gia bảo hiểm y tế.
- BHYT bổ sung nếu do Cơ quan BHXH thực hiện được tổ chức, quản lý, thực hiện theo nguyên tắc phi lợi nhuận.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung; mua, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế bổ sung.
Khuyến khích hợp tác giữa bảo hiểm thương mại và bảo hiểm y tế xã hội để đảm bảo tính bổ sung của bảo hiểm y tế cơ bản và bổ sung.
- Bộ Y tế, BHXH Việt Nam quy định việc cung cấp thông tin về chi phí sử dụng dịch vụ y tế cho tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung để bảo đảm quyền lợi của người tham gia.
- Hợp đồng bảo hiểm y tế bổ sung là văn bản thỏa thuận giữa người mua hoặc đại diện của người mua bảo hiểm y tế bổ sung với tổ chức thực hiện bảo hiểm bổ sung.
- Phạm vi được hưởng và mức phí, thanh toán chi phí, giải quyết tranh chấp đối với người tham gia bảo hiểm y tế bổ sung được quy định trong hợp đồng giữa người tham gia bảo hiểm y tế bổ sung với tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế bổ sung.
- Khi có đủ điều kiện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng và trình Hội đồng quản lý BHXH triển khai thực hiện các gói sản phẩm bảo hiểm y tế bổ sung trên nguyên tắc:
+ Quỹ Bảo hiểm y tế bổ sung hoạt động tự chủ hoàn toàn về tài chính, độc lập với quỹ bảo hiểm y tế;
+ Chi phí quản lý bảo hiểm y tế bổ sung được trích từ quỹ bảo hiểm y tế bổ sung; mức chi, nội dung chi theo quy định của Bộ Tài chính và quyết định của Hội đồng quản lý BHXH.
+ Trường hợp có số thu lớn hơn số chi trong năm tài chính, quỹ bảo hiểm y tế bổ sung dành 30% số kết dư để hỗ trợ mua bổ sung cho các đối tượng chính sách, khó khăn; trường hợp thâm hụt bảo hiểm y tế bổ sung tự điều chỉnh mức đóng, mức hưởng.
Phạm vi được hưởng quyền lợi của người chỉ có bảo hiểm y tế thông thường như thế nào?
Theo Điều 25 Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (Dự thảo 1) thì người tham gia bảo hiểm y tế thông thường được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khi sử dụng dịch vụ y tế trong các trường hợp sau:
- Khám bệnh, chữa bệnh; điều trị dự phòng bệnh tật.
- Phục hồi chức năng; dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng.
- Khám thai định kỳ và sinh con.
- Sàng lọc sơ sinh, sàng lọc trước sinh, sàng lọc bệnh lây truyền từ mẹ sang con đối với phụ nữ mang thai.
- Sàng lọc, chẩn đoán sớm bệnh mạn tính.
- Khám sức khỏe định kỳ.
- Khám bệnh, chữa bệnh tại nhà cho người cao tuổi, người khuyết tật nặng.
- Sản phẩm dinh dưỡng sử dụng trong điều trị nội trú trẻ sơ sinh non yếu, trẻ em dưới 6 tuổi mắc bệnh suy dinh dưỡng nặng.
- Vận chuyển người bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 10 của Luật này trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác theo yêu cầu chuyên môn trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Người tham gia bảo hiểm y tế được lập hồ sơ sức khỏe cá nhân, được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu quản lý.
- Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, BHXH Việt Nam ban hành nguyên tắc, quy trình lập, thẩm định và quyết định danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế, phương tiện, dụng cụ hỗ trợ phục hồi chức năng, sản phẩm dinh dưỡng sử dụng trong điều trị điều trị thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Như vậy, ngoài phạm vi được hưởng quyền lợi của người mua bảo hiểm y tế thông thường, khi mua bảo hiểm y tế bổ sung, người mua sẽ được thêm các quyền lợi khác ngoài phạm vi này.
Tải về Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?