Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung cho người lao động là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi: Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung cho người lao động là bao nhiêu? - Câu hỏi của anh Phương (Phú Thọ)

Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có định nghĩa về "bảo hiểm hưu trí bổ sung" như sau:

Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

Có thể hiểu, bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách BHXH nhằm bổ sung chế độ hưu trí vào BHXH bắt buộc, được tạo lập từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân.

Theo đó, tiền quỹ đóng góp sẽ được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư.

Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung cho người lao động là bao nhiêu?

Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung cho người lao động là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Đối tượng tham gia quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện gồm những ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 88/2016/NĐ-CP như sau:

Đối tượng tham gia đóng góp
1. Người sử dụng lao động đóng góp cho người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
3. Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.

Theo đó, người tham gia quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện bao gồm 03 đối tượng nếu trên.

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung cho người lao động là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Điều 24 Nghị định 88/2016/NĐ-CP về nguyên tắc chi trả từ quỹ hưu trí:

Nguyên tắc chi trả từ quỹ hưu trí
1. Đối tượng được nhận chi trả từ tài Khoản hưu trí cá nhân bao gồm:
a) Người tham gia quỹ;
b) Người sử dụng lao động đóng góp cho người lao động.
2. Số tiền thanh toán từ tài Khoản hưu trí cá nhân phụ thuộc vào giá trị tài Khoản hưu trí cá nhân và kế hoạch chi trả quy định tại hợp đồng tham gia quỹ hưu trí và văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc tham gia quỹ hưu trí.
3. Trong quá trình chi trả, tài Khoản hưu trí cá nhân được tiếp tục đầu tư tại quỹ hưu trí theo lựa chọn của người tham gia quỹ.
4. Người tham gia quỹ nhận chi trả từ tài Khoản hưu trí cá nhân được lựa chọn nhận chi trả theo chế độ hàng tháng hoặc một lần. Nhà nước khuyến khích chi trả theo chế độ hàng tháng (lương hưu) thông qua chính sách thuế quy định tại Nghị định này và văn bản hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Thời gian nhận chi trả hàng tháng khi người tham gia quỹ đến tuổi nghỉ hưu tối thiểu là 10 năm. Mức chi trả hàng tháng khi đến tuổi về hưu do đối tượng nhận chi trả lựa chọn nhưng tối đa không vượt quá tổng giá trị tài Khoản hưu trí cá nhân ở thời Điểm nghỉ hưu chia cho 120 tháng. Sau 10 năm, người tham gia quỹ có thể nhận chi trả một lần.
6. Trường hợp mức chi trả hàng tháng được xác định theo quy định tại Khoản 5 Điều này thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định hiện hành thì mức chi trả hàng tháng tối đa không vượt quá mức lương cơ sở cho đến khi tất toán tài Khoản hưu trí cá nhân.

Theo đó, mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung cho người lao động được xác định theo 02 nội dung sau:

- Giá trị tài Khoản hưu trí cá nhân;

- Kế hoạch chi trả quy định tại hợp đồng tham gia quỹ hưu trí và văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc tham gia quỹ hưu trí.

Bảo hiểm hưu trí bổ sung được chi trả theo những hình thức nào?

Căn cứ nội dung tại các khoản 4 Điều 24 Nghị định 88/2016/NĐ-CP, khoản 5 Điều 24 Nghị định 88/2016/NĐ-CP, khoản 6 Điều 24 Nghị định 88/2016/NĐ-CP như sau:

Nguyên tắc chi trả từ quỹ hưu trí
...
4. Người tham gia quỹ nhận chi trả từ tài Khoản hưu trí cá nhân được lựa chọn nhận chi trả theo chế độ hàng tháng hoặc một lần. Nhà nước khuyến khích chi trả theo chế độ hàng tháng (lương hưu) thông qua chính sách thuế quy định tại Nghị định này và văn bản hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5. Thời gian nhận chi trả hàng tháng khi người tham gia quỹ đến tuổi nghỉ hưu tối thiểu là 10 năm. Mức chi trả hàng tháng khi đến tuổi về hưu do đối tượng nhận chi trả lựa chọn nhưng tối đa không vượt quá tổng giá trị tài Khoản hưu trí cá nhân ở thời Điểm nghỉ hưu chia cho 120 tháng. Sau 10 năm, người tham gia quỹ có thể nhận chi trả một lần.
6. Trường hợp mức chi trả hàng tháng được xác định theo quy định tại Khoản 5 Điều này thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định hiện hành thì mức chi trả hàng tháng tối đa không vượt quá mức lương cơ sở cho đến khi tất toán tài Khoản hưu trí cá nhân.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì bảo hiểm hưu trí bổ sung được chi trả theo 02 hình thức:

- Chi trả hàng tháng.

- Chi trả 1 lần (sau 10 năm).

Trong đó, đối với chi trả hàng tháng, lưu ý một số nội dung sau:

- Thời gian nhận chi trả khi người tham gia quỹ đến tuổi nghỉ hưu tối thiểu là 10 năm.

- Mức chi trả hàng tháng do đối tượng nhận chi trả lựa chọn nhưng tối đa không vượt quá tổng giá trị tài Khoản hưu trí cá nhân ở thời Điểm nghỉ hưu chia cho 120 tháng

- Trường hợp mức chi trả hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở thì mức chi trả hàng tháng tối đa không vượt quá mức lương cơ sở cho đến khi tất toán tài khoản hưu trí cá nhân.

Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị điều chỉnh thông tin người tham gia Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam gồm những gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện có trách nhiệm đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ khi nào?
Pháp luật
Bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung cho người lao động là bao nhiêu?
Pháp luật
Nguyên tắc vận hành quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện được quy định như thế nào? Doanh nghiệp có được quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện của người lao động đầu tư vào trái phiếu không?
Pháp luật
Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
7,627 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào