Bảng lương của Thư ký thi hành án dân sự khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu từ ngày 1/7/2024 là bao nhiêu?
Bảng lương của Thư ký thi hành án dân sự khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định như sau:
Xếp lương đối với công chức chuyên ngành thi hành án dân sự
Công chức chuyên ngành thi hành án dân sự được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ) như sau:
a) Ngạch Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm A3.1;
b) Ngạch Chấp hành viên trung cấp, Thẩm tra viên chính thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm A2.1;
c) Ngạch Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên thi hành án, Thư ký thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại A1;
d) Ngạch Thư ký trung cấp thi hành án được áp dụng hệ số lương công chức loại B.
Theo đó, từ ngày 01/7/2024 mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng. (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV quy định về cách tính lương khi lương cơ sở tăng từ 01/7/2024 như sau:
Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở x Hệ số lương
Như vậy, bảng lương Thư ký thi hành án dân sự khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu như sau:
Công chức loại A1 | Hệ số lương | Mức lương (đồng/tháng) |
Bậc 1 | 2,34 | 5.475.600 |
Bậc 2 | 2,67 | 6.247.800 |
Bậc 3 | 3,00 | 7.020.000 |
Bậc 4 | 3,33 | 7.792.200 |
Bậc 5 | 3,66 | 8.564.400 |
Bậc 6 | 3,99 | 9.336.600 |
Bậc 7 | 4,32 | 10.108800 |
Bậc 8 | 4,65 | 10.881.000 |
Bậc 9 | 4,98 | 11.653.200 |
Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.
Bảng lương của Thư ký thi hành án dân sự khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu từ ngày 1/7/2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Thư ký thi hành án dân sự là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định về nhiệm vụ của Thư ký thi hành án dân sự như sau:
- Ghi chép biên bản xác minh thi hành án; biên bản giải quyết thi hành án; biên bản giao quyết định, văn bản; biên bản xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản kê biên tài sản; biên bản họp, biên bản định giá tài sản; biên bản kiểm tra hiện trạng tài sản; biên bản tiêu hủy tang vật; biên bản cưỡng chế; biên bản giao nhà đất; biên bản trả tài sản và các biên bản nghiệp vụ khác;
- Thực hiện một số nội dung xác minh, xây dựng hồ sơ thi hành án dân sự theo sự phân công của Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án;
- Tham mưu, giúp Chấp hành viên chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, tổ chức thi hành thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện; giúp Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật hoặc giúp Thẩm tra viên thi hành án thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;
- Giúp Chấp hành viên, Thẩm tra viên thi hành án thông báo các giấy tờ thi hành án theo quy định;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giúp Chấp hành viên thực hiện công tác tổ chức thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính; giúp Thẩm tra viên thi hành án thực hiện thẩm tra thi hành án theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Thư ký thi hành án dân sư?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 02/2024/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Thư ký thi hành án dân sư như sau:
- Nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác thi hành án dân sự;
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp lý và nghiệp vụ thi hành án dân sự;
- Có khả năng tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề về liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của thư ký thi hành án;
- Có kỹ năng soạn thảo văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản
Đồng thời, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu vị trí việc làm đối với Thư ký thi hành án dân sự theo nội dung chương trình của Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm kết nối là gì? Vị trí điểm kết nối trong cấu trúc mạng có được xem là cổng trung kế của các tổng đài kết nối không?
- Không sử dụng đất trồng cây hằng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Định mức KT-KT quy định mấy mức độ cung cấp thông tin, dữ liệu quyền tác giả phục vụ công tác quản lý nhà nước theo Thông tư 07?
- Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11 2024? Bài phát biểu ngày đại đoàn kết khu dân cư của lãnh đạo?
- Lời chúc ngày 20 11 dành cho cô giáo mầm non hay, ý nghĩa? Phụ huynh học sinh có được tặng quà cho cô giáo mầm non nhân ngày 20 11?