Bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng 1) như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Các công việc và tiêu chí đánh giá Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Bản mô tả vị trí việc làm Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) Mục II Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT hướng dẫn các công việc và tiêu chí đánh giá vị trí việc làm Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp như sau:
(1) Giảng dạy:
- Công việc cụ thể
+ Giảng dạy; hướng dẫn người học làm chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp (nếu có).
+ Giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và tác phong làm việc cho người học thông qua quá trình giảng dạy.
+ Đánh giá kết quả học tập, kết quả tốt nghiệp của người học.
+ Chủ trì xây dựng, phát triển chương trình đào tạo của chuyên ngành; đề xuất phương hướng, biện pháp phát triển của ngành hoặc chuyên ngành.
+ Chủ động cập nhật thường xuyên những thành tựu khoa học vào việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo; đổi mới phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học.
+ Chủ trì hoặc tham gia bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên cao đẳng sư phạm theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ; chủ trì tổ chức các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong bộ môn, khoa, cơ sở giáo dục.
+ Chủ trì hoặc tham gia bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của ngành.
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc
+ Hoàn thành định mức giờ chuẩn giảng dạy của giảng viên trong một năm học;
+ Kết quả xây dựng, phát triển chương trình đào tạo; tham mưu/đề xuất;
+ Kết quả hoạt động bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên.
(2) Nghiên cứu khoa học và phát triển chuyên môn
- Công việc cụ thể
+ Chủ trì hoặc tham gia biên soạn hoặc thẩm định chương trình, sách phục vụ đào tạo;
+ Chủ trì hoặc tham gia thực hiện chương trình khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học; định hướng nghiên cứu khoa học cho tổ, nhóm chuyên môn; tổ chức hoạt động tư vấn khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ phục vụ kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh; viết các báo cáo khoa học, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục trong và ngoài nước.
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm.
(3) Nhiệm vụ khác
- Công việc cụ thể
+ Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;
+ Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc: Hướng tới tiêu chí luôn tham gia đầy đủ và tích cực các hoạt động.
Bản mô tả vị trí việc làm của Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) như thế nào theo quy định từ ngày 15/5/2024?
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) có phạm vi quyền hạn ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 4 Bản mô tả vị trí việc làm Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) Mục II Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp có thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao;
- Được đánh giá người học;
- Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao;
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao;
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) phải đáp ứng yêu cầu về trình độ, năng lực thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 5 Bản mô tả vị trí việc làm Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp (hạng I) Mục II Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ các yêu cầu về trình độ, năng lực đối với Giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp như sau:
(1) Yêu cầu về trình độ
- Trình độ đào tạo
+ Tốt nghiệp Tiến sĩ ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy phù hợp với vị trí việc làm.
+ Trình độ lý luận chính trị đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn giảng viên cao đẳng sư phạm cao cấp theo quy định của Đảng, pháp luật và cấp có thẩm quyền.
- Bồi dưỡng, chứng chỉ
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên cao đẳng sư phạm.
+ Kiến thức khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL của từng đơn vị).
- Kinh nghiệm (thành tích công tác): Là giảng viên có uy tín, kinh nghiệm trong giảng dạy cao đẳng sư phạm.
- Phẩm chất cá nhân
+ Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan;
+ Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt;
+ Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe;
+ Điềm tĩnh, cẩn thận;
+ Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập;.
+ Phẩm chất khác (phù hợp với yêu cầu của VTVL))
- Các yêu cầu khác
+ Có khả năng đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan chuyên môn.
+ Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp.
(2) Các năng lực đáp ứng theo từng cấp độ tương ứng:
- Nhóm năng lực chung:
+ Đạo đức và bản lĩnh: 5
+ Tổ chức thực hiện công việc: 4-5
+ Soạn thảo và ban hành văn bản: 4-5
+ Giao tiếp ứng xử: 4-5
+ Quan hệ phối hợp: 4-5
+ Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Nhóm năng lực chuyên môn:
+ Kiến thức chuyên môn: Có kiến thức chuyên sâu về các môn học, ngành học được phân công giảng dạy; có kiến thức về môn học, ngành học liên quan; có hiểu biết sâu rộng về thực tiễn nghề nghiệp, về những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của ngành, nghề được phân công giảng dạy.
+ Nắm vững thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành; vận dụng thành thạo các kỹ năng, phương pháp sư phạm vào giảng dạy; có khả năng đánh giá, tổng kết các kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy để phổ biến, áp dụng trong cơ sở giáo dục;
+ Năng lực phát triển chương trình: Khả năng thiết kế và phát triển chương trình môn học, chương trình đào tạo theo các chuẩn mực quốc tế và đáp ứng những yêu cầu thay đổi của thị trường lao động đối với năng lực của người tốt nghiệp.
+ Năng lực phát triển giảng dạy: Hiểu biết và khả năng áp dụng hiệu quả khoa học và công nghệ giáo dục hiện đại trong thiết kế giảng dạy, thực hiện giảng dạy và đánh giá người học; giúp người học phát huy tối đa tiềm năng và hoàn thành tốt yêu cầu của môn học
+ Năng lực phát triển nghiên cứu: Khả năng nắm bắt xu hướng phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn; thiết kế các chương trình, đề tài và dự án nghiên cứu và huy động các nguồn lực để triển khai hiệu quả
- Nhóm năng lực quản lý
+ Tư duy chiến lược: 3-4
+ Quản lý sự thay đổi: 3-4
+ Ra quyết định: 3-4
+ Quản lý nguồn lực: 3-4
+ Phát triển nhân viên: 3-4
Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?