Ban hành Quyết định 97/2024 quy định về quản lý, điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị tại TP HCM?

Ban hành Quyết định 97/2024 quy định về quản lý, điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị tại TP HCM?

Ban hành Quyết định 97/2024 quy định về quản lý, điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị tại TP HCM?

Ngày 30 tháng 10 năm 2024, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 97/2024/QĐ-UBND quy định về quản lý, điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Quy định ban hành kèm theo Quyết định 97/2024/QĐ-UBND quy định việc quản lý, điều hành giao thông vận tải các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bao gồm công tác xây dựng, công bố công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ; xây dựng biểu đồ chạy tàu và điều hành giao thông vận tải; vận tải hành khách.

Quy định ban hành kèm theo Quyết định 97/2024/QĐ-UBND áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Quyết định 97/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 11 năm 2024.

Ban hành Quyết định 97/2024 quy định về quản lý, điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị tại TP HCM?

Ban hành Quyết định 97/2024 quy định về quản lý, điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị tại TP HCM? (Hình từ Internet)

Nội dung điều hành giao thông vận tải hành khách đường sắt đô thị tại TPHCM ra sao?

Căn cứ theo Điều 16 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 97/2024/QĐ-UBND quy định nội dung điều hành giao thông vận tải hành khách đường sắt đô thị tại TPHCM như sau:

(1) Xây dựng và công bố biểu đồ chạy tàu bao gồm:

- Xây dựng, phân bổ và công bố biểu đồ chạy tàu;

- Điều chỉnh biểu đồ chạy tàu khi cần thiết.

(2) Tổ chức chạy tàu thống nhất, tập trung, bảo đảm an toàn, thông suốt theo đúng biểu đồ chạy tàu đã công bố, quy định về tín hiệu, quy tắc giao thông đường sắt và mệnh lệnh chạy tàu bao gồm:

- Tổ chức đón, gửi tàu, giải thể, lập tàu, dồn tàu;

- Tổ chức chạy tàu, dồn tàu phục vụ thi công sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt.

(3) Chỉ huy giải quyết các sự cố khẩn cấp hoặc bất thường xảy ra trên đường sắt bao gồm:

- Huy động nhân lực, phương tiện, trang thiết bị của doanh nghiệp và tổ chức chạy tàu, dồn tàu để phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn trên đường sắt khi xảy ra tai nạn, sự cố giao thông đường sắt;

- Điều chỉnh hành trình chạy tàu trên từng khu đoạn, từng tuyến đường sắt để khôi phục biểu đồ chạy tàu nhanh nhất sau các vụ tai nạn, sự cố;

- Tham gia phân tích, xác định nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục các vụ tai nạn, sự cố giao thông đường sắt;

- Tạm đình chỉ chạy tàu khi phát hiện có nguy cơ mất an toàn chạy tàu hoặc nguy cơ mất an toàn theo hướng dẫn của cơ quan chức năng về y tế.

(4) Thu nhận và tổng hợp thông tin liên quan đến công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị gồm các thông tin sau:

- Các thông tin về hành khách, tai nạn, sự cố, thi công, sửa chữa kết cấu hạ tầng đường sắt;

- Các thông tin về hành trình chạy tàu thực tế trên tuyến;

- Các thông tin về sử dụng phương tiện đường sắt đô thị.

(5) Lưu trữ, xử lý dữ liệu số hóa liên quan đến công tác điều hành theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn xử lý một số tình huống liên quan đến hành khách trên đường sắt đô thị tại TPHCM ra sao?

Căn cứ theo Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 97/2024/QĐ-UBND quy định xử lý một số tình huống liên quan đến hành khách trên đường sắt đô thị tại TPHCM như sau:

- Các hành vi vi phạm tại ga và trên tàu bao gồm hành vi không tuân thủ các quy định của pháp luật hoặc của doanh nghiệp mà trực tiếp hoặc gián tiếp đe dọa đến an toàn vận hành, khai thác và vệ sinh môi trường đường sắt đô thị; có hành vi quấy rối hành khách, nhân viên trên tàu, dưới ga; các hành vi vi phạm về trật tự công cộng, gây rối trật tự công cộng khác theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp hành khách đi tàu vì lý do ốm đau trên tàu không thể tiếp tục hành trình buộc phải xuống ga, lái tàu có trách nhiệm thông báo cho bộ phận điều hành vận tải đường sắt đô thị và ga đến gần nhất để được hỗ trợ xử lý.

- Trường hợp hành khách không thể ra cổng thu soát vé tại ga đến do không có thẻ vé hoặc thông tin vé đã mua, doanh nghiệp đường sắt đô thị giải quyết như sau:

+ Hành khách phải cung cấp cho nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga các thông tin liên quan khi mua vé;

+ Nhân viên tra cứu cơ sở dữ liệu quản lý vé đã bán cho hành khách và các dữ liệu khác như hình ảnh từ camera, thông tin tra cứu từ giao dịch thanh toán. Trường hợp xác định được hành khách đã có vé đi tàu, nhân viên cung cấp thẻ vé cho hành khách để hoàn thành hành trình dự kiến. Trường hợp xác định được hành khách không có vé hoặc có vé không hợp lệ, nhân viên hướng dẫn hành khách mua vé bổ sung. Trường hợp không đủ cơ sở để xác minh hành khách đã có vé đi tàu, nhân viên thực hiện các quy trình xử lý do doanh nghiệp quy định.

- Trường hợp phát hiện hành khách mang hành lý không được phép, doanh nghiệp xử lý như sau:

+ Phát hiện ở ga đi: Doanh nghiệp từ chối vận chuyển hành khách;

+ Phát hiện khi đang vận chuyển: Doanh nghiệp từ chối tiếp tục vận chuyển hành khách và đưa hành lý, hành khách mang hành lý đó xuống ga tàu hoặc ga gần nhất mà tàu sắp đến để xử lý tiếp;

+ Thông báo đến cơ quan có thẩm quyền biết để xử lý nếu hành lý thuộc loại hàng hóa nguy hiểm đe dọa đến an toàn chạy tàu;

+ Lập biên bản về sự việc và bàn giao cụ thể cho người đại diện cơ quan có thẩm quyền ra lệnh thu giữ hành lý (nếu có).

- Trường hợp hành khách có các hành vi vi phạm theo khoản 1 Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 97/2024/QĐ-UBND, doanh nghiệp căn cứ mức độ vi phạm để thông báo đến cơ quan có thẩm quyền và thực hiện các bước xử lý tương tự như khoản 4 Điều 23 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 97/2024/QĐ-UBND.

- Trường hợp hành khách có biểu hiện mang bệnh truyền nhiễm mà không được cách ly an toàn, doanh nghiệp thực hiện các bước xử lý theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về y tế.

Đường sắt đô thị Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Đường sắt đô thị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ban hành Quyết định 97/2024 quy định về quản lý, điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị tại TP HCM?
Pháp luật
Trước khi đưa vào khai thác thì đường sắt đô thị xây dựng mới có cần phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống không?
Pháp luật
Ga khu đoạn là gì? Khi thiết kế xây dựng mới ga khu đoạn cần phải căn cứ vào những yếu tố nào?
Pháp luật
Ga trung gian là gì? Với các ga đường sắt trung gian lớn thì nên chọn vị trí đường lánh nạn nằm ở vị trí nào?
Pháp luật
Đường sắt đô thị xây dựng mới trước khi đưa vào khai thác có cần phải có Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống không?
Pháp luật
Đường lánh nạn là gì? Đường lánh nạn trên tuyến đường sắt quốc gia chỉ được thiết kế, xây dựng khi nào?
Pháp luật
Hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị được xây dựng nhằm mục đích gì? Có những thành phần cơ bản nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không báo cáo kịp thời các vi phạm về kết nối tuyến đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Khi thiết kế tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm phải xem xét các yếu tố nào? Đất dùng để xây dựng đường sắt quy định ra sao?
Pháp luật
Việc nâng cấp tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm cần đáp ứng các yêu cầu chung nào? Ray sử dụng cho kiến trúc tầng trên được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường sắt đô thị
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
203 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường sắt đô thị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đường sắt đô thị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào