Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS?

Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS?

Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV AIDS?

Ngày 28/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Tải về Toàn văn Nghị định 141/2024/NĐ-CP

Theo đó, tại Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có quy định về cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch như sau:

- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy được thực hiện theo một trong các hình thức sau:

+ Cung cấp miễn phí bơm kim tiêm sạch thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Bơm kim tiêm sạch cung cấp miễn phí phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ "Cung cấp miễn phí, không được bán";

+ Bán thương mại bơm kim tiêm sạch theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phụ trách hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có trách nhiệm:

+ Phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch miễn phí và thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng;

+ Tổ chức hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.

- Mạng lưới tổ chức cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch và thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP gồm:

+ Nhân viên y tế, nhân viên tiếp cận cộng đồng thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP;

+ Điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch cố định.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện kinh doanh mua bán bơm kim tiêm theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế được phép cung cấp bơm kim tiêm sạch theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP.

- Việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn quản lý thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan: Công an; Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai hoạt động cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV;

+ Quản lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia triển khai hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV;

+ Giám sát, theo dõi, đánh giá, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV.

Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS? (Hình từ internet)

Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS? (Hình từ internet)

Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su theo Nghị định 141/2024?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có quy định về cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su như sau:

- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su cho các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 được thực hiện theo một trong các hình thức sau:

+ Cung cấp miễn phí bao cao su thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Bao cao su cung cấp miễn phí phải được in rõ trên bao bì hoặc nhân phụ dòng chữ "Cung cấp miễn phí, không được bán";

+ Bán thương mại bao cao su theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phụ trách hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có trách nhiệm:

+ Phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bao cao su miễn phí, đặt máy bán bao cao su tự động, bố trí điểm bán lẻ bao cao su tại địa điểm vui chơi, giải trí, bến tàu, bến xe, nhà ga, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng và cơ sở dịch vụ lưu trú khác;

+ Tổ chức hoạt động cung cấp bao cao su miễn phí.

- Mạng lưới tổ chức cung cấp bao cao su quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 141/2024/NĐ-CP gồm:

+ Nhân viên y tế, nhân viên tiếp cận cộng đồng thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 141/2024/NĐ-CP;

+ Người phụ trách địa điểm vui chơi, giải trí, bến tàu, bến xe, nhà ga, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng và cơ sở dịch vụ lưu trú khác.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện kinh doanh mua bán bao cao su theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế được phép cung cấp bao cao su theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 141/2024/NĐ-CP.

- Việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

Tổ chức tư vấn về phòng chống HIV/AIDS theo Nghị định 141/2024?

Căn cứ Điều 38 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có quy định về tổ chức tư vấn về phòng chống HIV/AIDS như sau:

- Tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS bao gồm:

+ Cơ sở y tế;

+ Cơ sở ngoài y tế.

- Điều kiện tổ chức hoạt động tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS thực hiện như sau:

+ Đối với cơ sở y tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Nghị định 141/2024/NĐ-CP đã có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, hoặc quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc giấy chứng nhận đầu tư, hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khi triển khai tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 63/2021/NĐ-CP.

+ Cơ sở ngoài y tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Nghị định 141/2024/NĐ-CP đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 63/2021/NĐ-CP.

- Trước khi chính thức hoạt động ít nhất 05 ngày làm việc, tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Nghị định 141/2024/NĐ-CP gửi Thông báo hoạt động tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS theo Mẫu số 17 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 141/2024/NĐ-CP đến Sở Y tế nơi tổ chức từ vấn đặt trụ sở chính.

- Hình thức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS gồm:

+ Tư vấn cá nhân;

+ Tư vấn nhóm.

- Tổ chức triển khai hoạt động tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn quản lý hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS.

*Nghị định 141/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.

HIV/AIDS
Phòng chống HIV/AIDS
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch từ 15 12 thế nào? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc?
Pháp luật
Nguyên tắc lồng ghép hoạt động phòng chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị định 141/2024 thế nào?
Pháp luật
Những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 là bệnh nào?
Pháp luật
Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS?
Pháp luật
Cán bộ chiến sĩ Công an quản lý đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở các trại giam, trại tạm giam có được hưởng chế độ phụ cấp cho công việc này không?
Pháp luật
PEP là gì? Không chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) cho những trường hợp nào?
Pháp luật
Hành vi lợi dụng hoạt động phòng chống HIV AIDS để trục lợi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Hành vi cản trở quyền tiếp cận với dịch vụ tư vấn về phòng chống HIV/AIDS của người khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Giáo viên có được phép cấm học sinh bị nhiễm HIV tham gia hoạt động ngoại khóa của nhà trường không?
Pháp luật
Quy định trách nhiệm và hành vi cấm đối với người sử dụng lao động trong phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - HIV/AIDS
364 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
HIV/AIDS Phòng chống HIV/AIDS

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về HIV/AIDS Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống HIV/AIDS

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào