Bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai theo Quyết định 23/2023/QĐ-UBND như thế nào?
Ngày 14/5/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định 23/2023/QĐ-UBND bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.
Bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai theo Quyết định 23/2023/QĐ-UBND như thế nào?
Tại Quyết định 23/2023/QĐ-UBND, bãi bỏ toàn bộ các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai sau đây:
- Quyết định 07/2014/QĐ-UBND năm 2014 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế Một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Quyết định 29/2015/QĐ-UBND năm 2015 về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế thực hiện cơ chế Một cửa liên thông nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hộ tịch, bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và đăng ký, quản lý cư trú trên địa bàn tỉnh Gia Lai ban hành kèm theo Quyết định 07/2014/QĐ-UBND năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.
Bãi bỏ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai theo Quyết định 23/2023/QĐ-UBND như thế nào? (Hình từ internet)
Ủy ban nhân dân tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, các điểm d, đ và e khoản 2, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tổ chức thực hiện ngân sách tỉnh, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi; thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Thực hiện các biện pháp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh; tổ chức giáo dục quốc phòng, an ninh và công tác quân sự địa phương; xây dựng và hoạt động tác chiến của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ; xây dựng lực lượng dự bị động viên và huy động lực lượng bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương.
- Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước ở trung ương phân cấp, ủy quyền.
- Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp dưới, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
- Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên, số lượng cụ thể Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp do Chính phủ quy định.
Đồng thời Căn cứ Điều 20 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh như sau:
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Ủy ban nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Ủy ban nhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch.
Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở."
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì Ủy ban nhân tỉnh gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?