Bác Hồ sinh ngày mấy? Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì học sinh, sinh viên có được nghỉ học?
Bác Hồ sinh ngày mấy?
Chủ tịch Hồ Chính Minh hay còn được Nhân dân gọi với danh xưng kính yêu là Bác Hồ có tên thật là Nguyễn Sinh Cung. Người được sinh vào ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Khi đi học thì Người lấy tên là Nguyễn Tất Thành. Ngày 3/6/1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước với cái tên là Văn Ba trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin. Vào ngày 5/6/1911 thì con tàu rời cảng Nhà Rồng và đến Pháp.
Đến ngày 28/01/1941 thì sau hơn hơn 30 năm rời xa quê hương, Người đã trở về Tổ quốc với cái tên là Nguyễn Ái Quốc. Vào tháng 8/1942 thì Người quyết định đổi tên từ Nguyễn Ái Quốc thành Hồ Chí Minh.
Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương.
Tháng 12/1944 thì Người chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Vào tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ra mắt Chính phủ lâm thời do Người làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Vì thế Nhân dân thường gọi Người là Chủ tịch Hồ Chí Minh hay với danh xưng kính yêu hơn là Bác Hồ.
Vào ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời tại Hà Nội.
Bác Hồ sinh ngày mấy? Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì học sinh, sinh viên có được nghỉ học?
Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì học sinh, sinh viên có được nghỉ học?
Hiện nay, thời gian học tập của học sinh tiểu học là từ thứ 2 đến thứ 6 hằng tuần, học sinh THCS và THPT thì có thời gian học tập từ thứ 2 đến thứ 7 hằng tuần. Đối với sinh viên thì lịch học có thể rơi vào bất kỳ ngày nào trong tuần từ thứ 2 cho đến Chủ Nhật.
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Có thể thấy, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5 được xem là một trong các ngày lễ lớn trong nước. Tuy nhiên, khác với những ngày lễ khác là lễ Quốc khánh 2/9, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4... thì vào ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh các bạn học sinh, sinh viên sẽ không được nghỉ học mà vẫn tiếp tục đi học bình thường.
Ngày 19/5/2023 rơi vào thứ 6, do đó, tất cả học sinh từ cấp tiểu học đến THCS, THPT và sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên cả nước vẫn sẽ tiếp tục đi học.
Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì người lao động có được nghỉ việc có hưởng lương không?
Căn cứ vào Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định về ngày nghỉ lễ, tết nên trên thì ngày 19/5 Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh không nằm trong danh mục các ngày nghỉ việc có hưởng lương của người lao động. Do đó, vào ngày 19/5/2023 thì người lao động vẫn sẽ đi làm như bình thường.
Tuy nhiên, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, người sử dụng lao động có quyền quyết định ngày nghỉ hằng tuần cho người lao động vào ngày Chủ nhật hoặc có thể quyết định vào 01 ngày nào khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Ngày 19/5/2023 rơi vào ngày thứ 6, do đó nếu như doanh nghiệp quyết định ngày nghỉ hằng tuần vào ngày thứ 6 thì người lao động sẽ được nghỉ việc vào ngày Kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?