Áp dụng quy định nào đối với vụ việc dân sự đã được thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng chưa xét xử sơ thẩm?

Cho hỏi áp dụng quy định nào đối với vụ việc dân sự đã được thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng chưa xét xử sơ thẩm? Câu hỏi của anh Nhật đến từ Khánh Hòa.

Áp dụng quy định nào đối với vụ việc dân sự đã được thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng chưa xét xử sơ thẩm?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 103/2015/QH13 quy định như sau:

Điều 1
Kể từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 7 năm 2016):
1. Đối với những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động đã được Tòa án thụ lý trước ngày 01 tháng 7 năm 2016, nhưng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thì áp dụng các quy định của Bộ luật này để giải quyết;

Theo như quy định trên thì sẽ áp dụng quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 để giải quyết những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà Tòa án đã thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng chưa xét xử sơ thẩm.

Theo đó, những vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động mà Tòa án đã thụ lý trước ngày 01/7/2016 và đã tổ chức xét xử sơ thẩm trước ngày 01/7/2016 thì sẽ áp dụng quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004.

Áp dụng quy định nào đối với vụ việc dân sự đã được thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng chưa xét xử sở thẩm?

Áp dụng quy định nào đối với vụ việc dân sự đã được thụ lý trước ngày 01/7/2016 nhưng chưa xét xử sở thẩm? (Hình từ Internet)

Nội quy phiên tòa xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ việc dân sự được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 234 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về nội quy phiên tòa xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ việc dân sự như sau:

- Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.

- Nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.

- Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.

- Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.

- Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.

- Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa; không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.

- Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng.

Người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.

- Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.

- Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời, phát biểu.

Thứ tự hỏi tại phiên tòa xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ việc dân sự được quy định thế nào?

Căn cứ vào Điều 249 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

Thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa
1. Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định tại Điều 248 của Bộ luật này, theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa, thứ tự hỏi của từng người được thực hiện như sau:
a) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Những người tham gia tố tụng khác;
c) Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;
d) Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
2. Việc đặt câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lắp, không lợi dụng việc hỏi và trả lời để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng.

Theo như quy định trên thì thứ tự hỏi của từng người tại phiên tòa xét xử theo thủ tục sơ thẩm vụ việc dân sự như sau:

- Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Những người tham gia tố tụng khác;

- Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;

- Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

Vụ việc dân sự
Xét xử sơ thẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định hành chính
Pháp luật
Lẽ công bằng là gì? Việc áp dụng lẽ công bằng được xác định trên cơ sở nào theo quy định pháp luật dân sự?
Pháp luật
Trong vụ việc dân sự, yêu cầu nào về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định?
Pháp luật
Tòa án thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi nào? Nguyên tắc áp dụng tập quán giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng?
Pháp luật
Đương sự là gì? Tư cách đương sự trong vụ việc dân sự được xác định thế nào theo pháp luật dân sự?
Pháp luật
Vụ việc dân sự là gì? Quyền yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự của đương sự được quy định thế nào?
Pháp luật
Mẫu quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm trong tố tụng dân sự mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu?
Pháp luật
Kết luận giám định có được xem là nguồn chứng cứ trong vụ việc dân sự không? Việc giám định lại được thực hiện khi nào?
Pháp luật
Việc áp dụng tập quán sẽ diễn ra khi nào? Các bên khi tham gia giao dịch có được lựa chọn áp dụng tập quán quốc tế không?
Pháp luật
Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể buộc người bị kiện phải bồi thường thiệt hại cho người khởi kiện trong vụ án hành chính không?
Pháp luật
Công văn 1083/VKSTC-V9 2024 giải đáp 48 vướng mắc trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vụ việc dân sự
1,473 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vụ việc dân sự Xét xử sơ thẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vụ việc dân sự Xem toàn bộ văn bản về Xét xử sơ thẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào