Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?
- Tổng quan về Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm?
- Nội dung của Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm là gì?
- Nhận định của Tòa án về Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?
Tổng quan về Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm?
Tại Quyết định 269/QĐ-CA năm 2018 có nêu rõ tổng quan về Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm
Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông quangày 17 tháng 10 năm 2018 và được công bố theo Quyết định số 269/QĐ-CA ngày 06 tháng 11 năm 2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Nguồn án lệ:
Bản án dân sự phúc thẩm số 538/2009/DS-PT ngày 31-3-2009 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm” giữa nguyên đơn là bà Phạm Thị T với bị đơn là Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ P; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Vũ Thị Minh N.
Vị trí nội dung của án lệ:
Đoạn 4, 7, 8 phần “Nhận định của Tòa án”.
Khái quát nội dung án lệ:
- Tình huống án lệ:
Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ thể hiện người mua bảo hiểm lựa chọn hình thức thu phí bảo hiểm là tại địa chỉ nhà của bên mua bảo hiểm. Đến thời hạn đóng phí bảo hiểm và trong thời gian gia hạn đóng phí, nhân viên doanh nghiệp bảo hiểm không đến thu phí của người mua bảo hiểm.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, phải xác định người mua bảo hiểm không có lỗi trong việc chưa đóng phí. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không bị mất hiệu lực vì lý do bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm trong thời hạn theo thỏa thuận.
Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:
Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được sửa đổi, bổ sung năm 2010.
Từ khóa của án lệ:
“Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”; “Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”; “Thời hạn đóng phí”; “Gia hạn đóng phí”.
Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?
Nội dung của Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm là gì?
Tại Quyết định 269/QĐ-CA năm 2018 có nêu rõ tổng quan về Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
Nguyên đơn bà Phạm Thị T trình bày: Chồng của bà là Trần Hữu L có đăng ký mua bảo hiểm của Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P. Chồng của bà bị tai nạn chết. Theo hợp đồng bà là người thụ hưởng. Nay bà yêu cầu bị đơn trả số tiền bảo hiểm là 300 triệu đồng và tiền lãi theo mức lãi suất cơ bản tính từ tháng 8-2005 đến nay là 126 triệu đồng, tổng cộng là 426 triệu đồng.
Bị đơn Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P có đại diện theo ủy quyền ông Nguyễn Quốc T trình bày: Ông L phải nộp phí bảo hiểm lần II vào ngày 24-6-2005, sau đó được gia hạn thêm hai tháng nhưng vẫn không nộp tiền. Ông L chết ngày 27-8-2005 là thời điểm hợp đồng bảo hiểm đã mất hiệu lực 03 ngày. Vì thế bị đơn không chấp nhận trả tiền theo yêu cầu của nguyên đơn.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Vũ Thị Minh N trình bày: Bà là đại lý của bị đơn, đã bán bảo hiểm cho ông L. Bà thỏa thuận với ông L là đến kỳ thu phí bảo hiểm, bà sẽ trực tiếp thu phí tại nhà ông L. Nhưng đến kỳ hạn cuối thu tiền bà phải đi học chính trị ở tỉnh nên không thu phí được. Việc không nộp tiền được là do khách quan, nên bà yêu cầu bị đơn phải trả tiền bảo hiểm cho nguyên đơn.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 38/2008/DS-ST ngày 21-8-2008 của Toà án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
1. Không chấp nhận yêu cầu của bà Phạm Thị T đòi Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P trả tiền bảo hiểm và tiền lãi do chậm thanh toán là 426.000.000 đồng.
2. Về án phí: Bà Phạm Thị T phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 7.890.000 đồng, nhưng được khấu trừ số tiền tạm ứng án phí đã nộp là 6.000.000 đồng theo biên lai thu tiền số 2185 ngày 09-6-2006 của Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh. Bà T còn phải nộp 1.890.000 đồng.
Án sơ thẩm còn tuyên quyền kháng cáo của các đương sự.
Ngày 01-9-2008 bà Phạm Thị T kháng cáo.
Tại phiên toà phúc thẩm
Nguyên đơn không rút yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo.
Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết việc kiện.
Bà T trình bày yêu cầu kháng cáo là đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu của bà buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P trả tiền bảo hiểm và tiền lãi do chậm thanh toán là 426.000.000 đồng. Với lý do vì người của công ty không đến thu tiền bảo hiểm chứ không phải bà không đóng. Luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho bà T đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận yêu cầu này của bà T.
Ông Nguyễn Quốc T đại diện của Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P cùng luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp đề nghị hội đồng xét xử y án sơ thẩm.
Nhận định của Tòa án về Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?
Tại Quyết định 269/QĐ-CA năm 2018 có nêu rõ nhận định của Tòa án về Án lệ số 23/2018/AL về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ khi bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm do lỗi của doanh nghiệp bảo hiểm như sau:
[1] Sau khi nghiên cứu tài liệu có trong hồ sơ vụ án và thẩm tra các chứng cứ tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
[2] Về hình thức: Đơn kháng cáo của bà Phạm Thị T làm trong hạn luật định, hợp lệ.
[3] Về nội dung:
[4] Căn cứ hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ (bút lục 15-17) thể hiện địa chỉ để Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P thu phí là tại nhà số 231 ấp 3, xã B, huyện G, tỉnh Bến Tre là nhà của ông L. Điều này cũng phù hợp với lời khai của bà N là đại lý bán bảo hiểm và thu phí của Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P.
[5] Xét yêu cầu kháng cáo của bà T cho rằng việc ông L không đóng phí bảo hiểm đúng hạn là do phía công ty không cử người đến thu là có cơ sở như chứng cứ nêu trên.
[6] Căn cứ giấy xác nhận của công an xã B cho thấy ông L chết vào ngày 27-8-2005 là do bất cẩn té đập đầu chấn thương sọ não gây tử vong.
[7] Xét ông L đã ký hợp đồng bảo hiểm thông qua hình thức hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ với mức bảo hiểm là 300.000.000 đồng, việc ông L chưa đóng phí đợt 2 như đã phân tích ở trên là không phải lỗi của ông L do đó yêu cầu kháng cáo của bà T buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P phải chi trả tiền bảo hiểm khi ông L tử vong do tai nạn là có cơ sở để chấp nhận.
[8] Xét yêu cầu của đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P cho rằng ông L không đóng phí bảo hiểm đợt 2 hạn chót là ngày 24-8-2005 và ông L đã chết ngày 27-8-2005, như vậy hợp đồng bảo hiểm của ông L đã hết hiệu lực là không có cơ sở. Bởi lẽ như đã phân tích ở trên, lý do ông L không đóng phí bảo hiểm là do nhân viên công ty không đến thu phí. Điều này cũng thể hiện rõ tại trang 5 quyển những thông tin khách hàng cần biết nêu rõ việc thu phí tại nhà gồm có thu phí hàng quý, hàng 6 tháng, hàng năm, hoặc cùng một địa chỉ có từ 2 hợp đồng trở lên, phù hợp với trường hợp của ông L đã mua 03 hợp đồng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P là của ông L, bà T, bà H. Do đó Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P, cũng như lời đề nghị của luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P.
[9] Xét yêu cầu của bà T buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P phải trả tiền lãi chậm trả từ 27-8-2005 đến ngày Tòa án xét xử là không có cơ sở. Vì tại giấy chứng nhận bảo hiểm do Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P cấp cho ông L không thể hiện điều khoản về lãi suất, vì vậy Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu này của bà T.
[10] Do đó Hội đồng xét xử chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bà T, sửa án sơ thẩm buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P phải trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng tử vong do tai nạn của ông L là 300.000.000 đồng mà người thụ hưởng là bà T.
[11] Án phí dân sự sơ thẩm bà T và Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P phải chịu theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/CP. Cụ thể bà T phải chịu án phí trên số tiền lãi không được chấp nhận là 6.040.000 đồng. Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ P phải chịu án phí trên số tiền phải chi trả cho bà T là 12.000.000 đồng.
[12] Do sửa án sơ thẩm nên bà T không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?