Ai được nghỉ lễ Quốc Khánh 2 9 từ ngày 31 8? Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 2024 như thế nào?
Ai được nghỉ lễ Quốc Khánh 2 9 từ ngày 31 8? Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 2024 như thế nào?
>> Kéo dài kỳ nghỉ lễ Quốc khánh từ 2 9 đến 5
>> Lịch nghỉ lễ 2 9 năm 2024 nghỉ mấy ngày?
Để trả lời cho câu hỏi "Ai được nghỉ lễ Quốc Khánh 2 9 từ ngày 31 8?" xem nội dụng dưới đây:
Theo Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023, Bộ Luật lao động 2019 thì lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2 9 2024 người lao động như sau:
Đối với người lao động có ngày nghỉ hằng tuần rơi vào thứ 7, Chủ nhật:
>> Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 từ ngày 31 8 2024 đến ngày 3 9 2024.
Đối với người lao động có ngày nghỉ hằng tuần rơi vào Chủ nhật
>> Người lao động sẽ được nghỉ 3 ngày lễ Quốc khánh 2 9 2024 từ 1/9/2024 đến 3/9/2024.
Đối với người lao động có ngày nghỉ hằng tuần không rơi vào thứ 7, Chủ nhật
>> Trường hợp chọn ngày nghỉ là chủ nhật thì nghỉ từ ngày 1/9/2024 đến 2/9/2024.
>> Trường hợp chọn ngày nghỉ là thứ ba thì nghỉ từ ngày 2/9/2024 đến 3/9/2024.
Như vậy, những đối tượng người lao động có ngày nghỉ hằng tuần vào ngày thứ 7, chủ nhật sẽ bắt đầu nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 2024 từ ngày 31 8.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Theo quy định trên, khi người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một doanh nghiệp thì được nghỉ hằng năm từ 12 - 16 ngày.
Bên cạnh đó, Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 có quy định nếu làm lâu năm thì người lao động còn được cộng phép thâm niên (cứ đủ 05 năm làm việc tính thêm 01 ngày phép).
Như vậy, trong trường hợp người lao động chưa nghỉ phép năm thì người lao động có thể xin nghỉ phép tương ứng với số ngày được nghỉ phép (trước kỳ nghỉ lễ hoặc sau kỳ nghỉ lễ) và được nghỉ có hưởng lương.
Dưới đây là tổng hợp một số mẫu thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2 9 2024 bằng tiếng việt và tiếng anh:
(1) Mẫu thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2 9 2024 bằng tiếng việt:
Mẫu số 01:
>> Tải mẫu thông báo nghỉ Lễ Quốc khánh 2 9 2024 Tại đây.
Mẫu số 02:
>> Tải mẫu thông báo nghỉ Lễ Quốc khánh 2 9 2024 Tại đây.
Mẫu số 03:
>> Tải mẫu thông báo nghỉ Lễ Quốc khánh 2 9 2024 Tại đây.
(2) Mẫu thông báo nghỉ lễ Quốc Khánh 2 9 2024 bằng tiếng anh:
Mẫu số 01:
>> Tải mẫu thông báo nghỉ Lễ Quốc khánh 2 9 2024 tại đây.
Mẫu số 02:
>> Tải mẫu thông báo nghỉ Lễ Quốc khánh 2 9 2024 tại đây.
Mẫu số 03
>> Tải mẫu thông báo nghỉ Lễ Quốc khánh 2 9 2024 tại đây.
Ai được nghỉ lễ Quốc Khánh 2 9 từ ngày 31 8 (Hình từ Internet)
Người dân được bắn những loại pháo hoa nào trong dịp lễ Quốc khánh 2 9 2024?
Tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được sử dụng pháo hoa bao gồm:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
Cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về pháo hoa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP giải thích về hai khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ như sau:
- Pháo hoa nổ là loại pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
- Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kinh trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.
Muốn sử dụng pháo hoa nổ phải được cấp phép và chỉ được bắn trong các dịp Tết, Giỗ Tổ Hùng Vương, Quốc khánh… (theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP).
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Theo quy định trên, pháo hoa người dân sử dụng sẽ khác pháo nổ. Loại pháo hoa mà người dân được phép bắn không phải loại pháo hoa có tiếng nổ. Sự khác biệt lớn nhất của pháo hoa so với pháo hoa nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít.
Lễ Quốc khánh 2 9 2024 người lao động đi làm được hưởng lương ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trường hợp người lao động làm vào ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết.
Như vậy, đi làm dịp lễ, tết thì tiền lương được tính lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?